Mẫu lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 là mẫu nào?
- Mẫu lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 là mẫu nào?
- Mục đích và phương pháp ghi chép lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 như thế nào?
- Lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 áp dụng cho đối tượng nào?
- Để có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ thì cần người này đồng ý về các nội dung gì?
Mẫu lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu bảng chấm công làm thêm giờ (hay còn còn là lịch chấm công làm thêm giờ) là Mẫu số 01b - LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
Tải Mẫu lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200: Tại đây
Mẫu lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mục đích và phương pháp ghi chép lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 như thế nào?
Mục đích và phương pháp ghi chép bảng chấm công làm thêm giờ được quy định tại Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mục đích:
Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.
Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ...đến giờ...) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.
Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Như vậy, lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 dùng để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị đồng thời cần ghi đúng các thông tin trên bảng để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động khi làm thêm giờ.
Lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 áp dụng cho đối tượng nào?
Tại Điều 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Theo quy định trên, lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 áp dụng cho các đối tượng sau:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế;
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Để có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ thì cần người này đồng ý về các nội dung gì?
Tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, để được sử dụng người lao động làm thêm giờ thì cần người này đồng ý về 03 nội dung sau:
- Thời gian làm thêm;
- Địa điểm làm thêm;
- Công việc làm thêm.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?