Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển có dạng như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm những gì?
- Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên mới nhất có dạng như thế nào?
- Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên có dạng ra sao?
- Điều kiện cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 996/QĐ-BGTVT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, có nêu rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu;
- Bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Công ước STCW và Công ước lao động hàng hải MLC 2006; Hộ chiếu; Sổ thuyền viên hoặc giấy tờ chứng minh thời gian đi biển do chính quyền hàng hải cấp;
- 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
Số lượng hồ sơ đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam: 01 bộ.
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mới nhất có dạng như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên mới nhất có dạng như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được quy định theo Quyết định 996/QĐ-BGTVT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, như sau:
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn: TẢI VỀ
Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên có dạng ra sao?
Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được quy định theo Quyết định 996/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn: TẢI VỀ
Điều kiện cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là gì?
Căn cứ theo Điều 43 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về điều kiện cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn như sau:
- Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
- Có GCNKNCM, Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC), Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí hóa lỏng, tàu hoạt động vùng nước cực, tàu cao tốc được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn.
- Đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Đồng thời, Điều 23 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT có quy định về điều kiện chung đối với cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn như sau:
1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
2. Tốt nghiệp hoặc hoàn thành một trong các chương trình sau:
- Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tốt nghiệp các ngành hoặc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
- Tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Hoàn thành các học phần đào tạo thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải và đáp ứng các quy định tại Mục A- II/4; A- III/4; A- III/7 của Bộ luật STCW.
3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ.
- Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành quy định tại khoản 2 điều này tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải;
- Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.
4. Trường hợp sau đây không phải bổ túc thêm: Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành có tên khác nhóm ngành quy định tại khoản 2 điều này, nhưng đã học đủ các môn học theo chương trình đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành quy định tại khoản 2 điều này tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.
5. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 và 42 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?