Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: TẢI VỀ.
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất?
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 29 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Mẫu số 04;
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
- Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với chức danh chỉ huy trưởng chỉ có kinh nghiệm thực hiện công việc về thi công xây dựng thì thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận tương ứng với quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định này, kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này (không yêu cầu kê khai nội dung về chứng chỉ hành nghề); văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
- Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
- Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
- Các tài liệu trên phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (trừ đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng)
Bên cạnh đó, thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy địn tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
- Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như nào?
Căn cứ theo Điều 85 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
- Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;
+ Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;
+ Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.
- Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;
+ Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
+ Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;
+ Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?