Lương giáo viên THPT từ 1/7/2023 là bao nhiêu? Cách tính lương như thế nào?
Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới từ 01/7/2023 như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13
Theo đó hiện nay chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông phân thành 3 hạng 1,2,3.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...
Như vậy, hệ số lương của giáo viên THPT theo từng chức danh như sau:
- Giáo viên THPT hạng 3: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98
- Giáo viên THPT hạng 2: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên THPT hạng 1: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên THCS được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THPT cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THPT sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên THPT = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Lưu ý: Công thức tính lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp
Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2023?
Bảng lương giáo viên THPT từng chức danh nghề nghiệp từ 01/7/2023?
Theo cách tính mức lương được nêu ở trên, giáo viên THPT có thể tham khảo bảng lương giáo viên THPT theo từng chức danh nghề nghiệp từ sau cải cách tiền lương cơ sở như sau:
Mức lương giáo viên THPT hạng 3
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8.964.000 |
Mức lương giáo viên THPT hạng 2
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 4,00 | 7.200.000 |
Bậc 2 | 4,34 | 7.812.000 |
Bậc 3 | 4,68 | 8.424.000 |
Bậc 4 | 5,02 | 9.036.000 |
Bậc 5 | 5,36 | 9.648.000 |
Bậc 6 | 5,70 | 10.260.000 |
Bậc 7 | 6,04 | 10.872.000 |
Bậc 8 | 6,38 | 11.484.000 |
Mức lương giáo viên THPT hạng 1
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
Mức lương giáo viên THPT làm việc theo hợp đồng lao động được tính như thế nào?
Đối với giáo viên THPT làm việc theo hợp đồng lao động không phải là viên chức. Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, mức lương sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của giáo viên THPT và nhà trường. Thoả thuận này cần đảm bảo tuân thủ theo mức lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Cụ thể mức lương tối thiểu vùng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?