Lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng vào năm 2023?
Học ngành gì để được làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, để được làm Kiểm sát viên phải học ngành luật trình độ đào tạo đại học trở lên.
Lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng vào năm 2023? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình hay không?
Căn cứ Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng.
Trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Như vậy tùy trường hợp mà kiểm sát viên có thể chịu hoặc không chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng vào năm 2023?
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc đối tượng áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3 với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
Công thức tính lương như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3 với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Theo đó lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong năm 2023 như sau:
Hệ số lương | Mức lương từ nay - 30/6/2023 (VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (VNĐ) |
6,20 | 9.238.000 | 11.160.000 |
6,56 | 9.774.400 | 11.808.000 |
6,92 | 10.310.800 | 12.456.000 |
7,28 | 10.847.200 | 13.104.000 |
7,64 | 11.383.600 | 13.752.000 |
8,00 | 11.920.000 | 14.400.000 |
Theo đó, kể từ 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu kéo theo lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng gia tăng. Mức lương cao nhất mà Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nhận lên đến 14.400.000 đồng.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?