Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là luật nào?

Luật nào là Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay? Một số nội dung mới của Luật BHXh mới nhất so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành là gì?

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là luật nào?

Theo đó, ngày 29/06/2024 Chủ tịch Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay.

Căn cứ tại Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 84/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Bộ luật số 45/2019/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 58/2014/QH13) và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Như vậy, từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực và thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là luật nào?

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là luật nào?

Một số nội dung mới của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành là gì?

1. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội (Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Theo đó, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Từ đủ 75 tuổi trở lên;

- Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

- Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Trường hợp công dân Việt Nam không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

2. Mở rộng đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Bổ sung thêm các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là:

- Viên chức quốc phòng

- Dân quân thường trực

- Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên mà làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;

- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ.

- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;

+ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Bổ sung thêm các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là:

- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hay trợ cấp hằng tháng;

- Những người đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này. Cụ thể gồm:

+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả khi thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng vẫn có nội dung thể hiện rằng làm có được trả công, trả lương, chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp quy định pháp luật.

+ Viên chức.

3.Thay đổi quy định hưởng chế độ ốm đau

- Đối với chế độ nghỉ ngắn ngày

Theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động nghỉ ốm nửa ngày sẽ được giải quyết chế độ ốm đau. Cụ thể, khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.

- Đối với chế độ nghỉ dài ngày

Người lao động mắc bệnh dài ngày không còn được nghỉ trọn 180 ngày theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà thay vào đó thời gian nghỉ được xác định theo thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.

Theo đó, người lao động mắc bệnh dài ngày chỉ được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:

+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên mà người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.

4. Thay đổi số năm đóng BHXH tối thiểu được hưởng lương hưu (Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Từ 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực và thay đổi thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu đối với các đối tượng là từ đủ 15 năm trở lên.

Trường hợp các đối tượng bị suy giảm khả năng lao động thì thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu (quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

5. Bổ sung chế độ thai sản và chế độ tai nạn lao động vào chính sách BHXH tự nguyện (Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng khi đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động.

Mức trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng cho mỗi con được sinh ra (Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Thai nhi từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ cũng được áp dụng mức trợ cấp thai sản tương tự.

Ngoài ra các đối tượng là lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.

6. Quy định giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH (Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Theo đó, chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2027, cơ quan bảo hiểm xã hội phải bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.

8. Thay thế sổ bảo hiểm xã hội giấy bằng sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử (Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2026, thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử; chỉ cấp sổ bảo hiểm xã hội giấy khi người tham gia bảo hiểm xã hội yêu cầu.

Như vậy, sẽ thay thế sổ bảo hiểm xã hội giấy bằng sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử chậm nhất vào 01/01/2026.

Lưu ý: Sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử và sổ bảo hiểm xã hội giấy có giá trị pháp lý như nhau.

9. Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang có hiệu lực thì tiền lương đóng BHXH sẽ dựa vào mức lương cơ sở.

Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu trên, mức tham chiếu là mức tiền để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Đồng thời, căn cứ theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp như sau:

Quy định chuyển tiếp
...
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
...

Như vậy, từ 01/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì sẽ không còn dùng lương cơ sở mà thay bằng mức tham chiếu để tính một số mức đóng, mức hưởng BHXH. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.

10. Mọi trường hợp phá thai đều được hưởng chế độ thai sản (bao gồm phá thai bệnh lý và phá thai ngoài ý muốn) (Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Theo đó, từ 1/7/2025 sẽ áp dụng chế độ thai sản cho mọi trường hợp phá thai (bao gồm phá thai bệnh lý và phá thai ngoài ý muốn).

Khi lao động nữ phá thai sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ như sau:

- Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

- Tối đa 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

- Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.

- Tối đa 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia BHXH là gì?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia BHXH là:

- Chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ BHXH dưới mọi hình thức.

- Hành vi khác theo quy định của luật.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là luật nào?
Lao động tiền lương
15 nội dung mới của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành là gì?
Lao động tiền lương
Khi nào Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất có hiệu lực?
Lao động tiền lương
Tổng hợp 10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Toàn bộ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, ai không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?
Đi đến trang Tìm kiếm - Luật Bảo hiểm xã hội 2024
91 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật Bảo hiểm xã hội 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào