Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên được tổ chức vào thời gian nào? NLĐ tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm gì?
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên được tổ chức vào thời gian nào?
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2005 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh cây cà phê – sản phẩm nông nghiệp chủ lực của khu vực Tây Nguyên và quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra thị trường trong nước và quốc tế.
Từ đó đến nay, lễ hội này được tổ chức định kỳ (thường là 2 năm/lần vào các ngày tháng 3 sau Tết âm lịch, khi tiết trời mát mẻ và cũng là tháng lễ hội, vui chơi trong văn hóa Việt.) với nhiều hoạt động hấp dẫn như triển lãm cà phê, hội thảo ngành hàng, biểu diễn nghệ thuật và lễ hội đường phố.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9/3/2025 đến 13/3/2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk. Lễ khai mạc dự kiến vào lúc 20h00 ngày 10/3/2025 tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột.
Với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, lễ hội năm nay hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc như:
- Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP
- Cuộc thi rang cà phê đặc sản
- Festival các ban nhạc rock
- Giải đua xe ô tô địa hình quốc tế “Thử thách vượt đại ngàn – Buôn Đôn 2025”
- Hội Voi Buôn Đôn
- Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk
- Các tour du lịch trải nghiệm, khám phá các sản phẩm du lịch mới
Thông tin "Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên được tổ chức vào thời gian nào?" chỉ mang tính tính tham khảo.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên được tổ chức vào thời gian nào? NLĐ tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm gì?
Người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm sau:
- Về quyền của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động có quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện các mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được quyền giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không được nói tục hay chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Khi thắp hương, đốt vàng mã thì phải đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất trật tự an ninh; phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không được tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không được thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
+ Nếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người lao động còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; người lao động không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Người lao động có được về sớm để tham gia Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2025 không?
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay chỉ có quy định đối với lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.
Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn trường hợp người lao động có được cho về sớm để tham gia Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2025 hay không thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-728.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Chốt 01 bảng lương mới chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) khi cải cách tiền lương xây dựng theo 02 nguyên tắc nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Lời chúc Valentine 2025 hay, ý nghĩa nhất? Người lao động có được về sớm vào ngày Valentine không?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?