Xếp loại chất lượng như thế nào khi cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá?
- Tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nào được dùng để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ?
- Xếp loại chất lượng như thế nào khi cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá?
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được sử dụng để làm gì?
Tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nào được dùng để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định tiêu chí chung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
...
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:
Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
b) Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;
Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Theo đó kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ lãnh đạo quản lý như sau:
- Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
Xếp loại chất lượng như thế nào khi cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá? (Hình từ Internet)
Xếp loại chất lượng như thế nào khi cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
1. Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
2. Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Theo đó cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá sẽ bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được sử dụng để làm gì?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?