Lao động ở vùng núi có được nghỉ hưu sớm không?
Trường hợp nào người lao động được nghỉ hưu sớm?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Theo đó, người lao động có thể nghỉ hưu sớm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với thời gian làm việc từ đủ 15 năm trở lên;
- Người lao động làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61%;
- Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc của trường hợp 1 và thời gian làm việc ở vùng quy định của trường hợp 2 từ đủ 15 năm trở lên.
- Người lao động thuộc các đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế.
Lao động ở vùng núi có được nghỉ hưu sớm không?
Thế nào là lao động trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH thì:
Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Theo đó, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa được pháp luật quy định chung là vùng như thế nào, tuy nhiên mỗi chính sách khác nhau, pháp luật cũng có quy định riêng cụ thể về những vùng nào là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Những người lao động làm việc tại những nơi được quy định sẽ được xem là lao động trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và được hưởng các chính sách tương ứng.
Lao động ở vùng núi có được nghỉ hưu sớm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
Và quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Tuổi nghỉ hưu
...
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trước đây pháp luật có quy định lao động ở vùng núi là đối tượng thuộc diện nghỉ hưu sớm, tuy nhiên với Bộ luật Lao động 2019 thì đã bỏ quy định làm việc tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định bằng vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thay vào đó, lao động ở vùng núi nếu thuộc các vùng được quy định trong phụ lục đính kèm với Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động được nghỉ hưu sớm nếu đáp ứng được điều kiện quy định.
Xem chi tiết phụ lục tại đây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?