KPI là gì? Người lao động làm vượt KPI thì có được thưởng hay không?
KPI là gì?
KPI là viết tắt của "Key Performance Indicator," tức là chỉ số hiệu suất quan trọng. KPI là các số liệu hoặc thông tin quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành của một mục tiêu hoặc mục tiêu trong một tổ chức, dự án hoặc hoạt động. KPI được sử dụng để đo lường sự thành công, tiến bộ hoặc hiệu suất của một công việc, một bộ phận hoặc một tổ chức dựa trên các yếu tố quan trọng và quyết định.
Các KPI có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh doanh, tiếp thị, tài chính, sự phát triển cá nhân, quản lý dự án và nhiều lĩnh vực khác. Chúng có thể là các số liệu cụ thể như doanh số bán hàng, lợi nhuận ròng, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian phản hồi khách hàng, hay bất kỳ số liệu nào có ý nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể mà họ được áp dụng.
Sử dụng KPI giúp tổ chức đánh giá hiệu suất, theo dõi tiến trình và điều chỉnh chiến lược dựa trên thông tin cụ thể, từ đó giúp tối ưu hóa kết quả và đảm bảo rằng mục tiêu và mục tiêu của tổ chức được đạt được một cách hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
KPI là gì? Người lao động làm vượt KPI thì có được thưởng hay không?
Người lao động làm vượt KPI thì có được thưởng hay không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động làm vượt KPI hay không là quyền của người sử dụng lao động. Việc xác định thưởng cho người lao động sẽ dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, nếu nội dung làm vượt KPI sẽ được thưởng được quy định trong quy chế thưởng của doanh nghiệp, ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên thì khi người lao động làm vượt KPI sẽ được thưởng nếu đáp ứng vượt KPI.
Tiền thưởng KPI có phải tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
…
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
…
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
...
Và quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH xác định khoản bổ sung khác được tính đóng bảo hiểm xã hội chính là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Trong khi đó, tiền thưởng doanh số được trả theo hiệu quả công việc mà người lao động đạt được.
Mặt khác, không phải tháng nào người lao động cũng đạt doanh số mà mỗi tháng cũng không giống nhau.
Do đó, tiền thưởng doanh số không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?