Kinh phí cắt giảm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nộp vào đâu?
Kinh phí cắt giảm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nộp vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2024 quy định:
Tổ chức thực hiện
...
2. Kinh phí cắt giảm, tiết kiệm được quản lý như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo kinh phí cắt giảm, tiết kiệm gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 8 năm 2024 để tổng hợp số cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan ở trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nộp vào các Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm y tế tương ứng. Kinh phí cắt giảm, tiết kiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định. Đối với kinh phí khoán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện cắt giảm, tiết kiệm khi xây dựng phương án khoán kinh phí năm 2024.
...
Theo đó kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nộp vào các Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm y tế tương ứng.
Kinh phí cắt giảm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nộp vào đâu? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những ai?
Theo Điều 13 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định:
Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và viên chức.
Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, phân công công tác, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, thời hạn thanh tra, gia hạn thời hạn thanh tra, thời hạn thanh tra lại, tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được áp dụng như quy định đối với Thanh tra Bộ.
4. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng.
Theo đó Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và viên chức.
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo Điều 11 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;
+ Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
+ Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?