Kiểm định viên giáo dục đại học phải là giảng viên có 5 năm kinh nghiệm giảng dạy?
Pháp luật quy định như thế nào gọi là giảng viên?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 có đề cập như sau:
Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
...
Như vậy, theo quy định pháp luật thì giảng viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.
Kiểm định viên giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Kiểm định viên giáo dục đại học phải là giảng viên có 5 năm kinh nghiệm giảng dạy?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của kiểm định viên
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.
2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.
3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
5. Có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.
Theo quy định trên thì để được làm kiểm định viên giáo dục đại học thì phải đáp ứng các điều kiện theo luật định trong đó có điều kiện là có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
Như vậy, kiểm định viên giáo dục đạo nếu không phải là giảng viên đại học có trên 5 năm kinh nghiệm giảng dạy thì phải là người hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm định viên giáo dục đại học là gì?
Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm
1. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Trách nhiệm
a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
Như vậy, là một kiểm định viên giáo dục đại học cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình cũng như làm việc trong quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, là một người kiểm định viên cần phải có trách nhiệm về phẩm chất, năng lực để đảm bảo mang lại những kết quả chất lượng, minh bạch.
Những việc kiểm định viên không được làm là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm
...
3. Những việc kiểm định viên không được làm
a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;
d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;
đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Ngoài thực hiện các nhiệm vụ và làm những việc trong quyền hạn của mình thì kiểm định viên không được thực hiện những việc sau đây:
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên
- Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác
- Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?