Không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động trước khi đưa vào sử dụng bị xử phạt như thế nào?
- Không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng bị xử phạt như thế nào?
- Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là gì?
- Khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động cần lưu ý điều gì?
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn vệ sinh lao động?
Không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.
...
Chiếu theo quy định trên, mức phạt tiền đối với hành vi không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng tùy thuộc vào số lượng thiết bị đưa vào sử dụng mà chưa được kiểm định, với mức tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa là 75 triệu đồng.
Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động trước khi đưa vào sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là gì?
Căn cứ Điều 28 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các bộ quy định tại Điều 33 của Luật này.
Như vậy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là thiết bị trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Theo đó, Danh mục các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.
>> Danh mục các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt: Tải về
Khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động cần lưu ý điều gì?
Căn cứ Điều 30 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng, phải được kiểm định.
- Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn.
- Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn vệ sinh lao động?
Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, những nghĩa vụ về an toàn vệ sinh sau lao động của người sử dụng lao động bao gồm:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
- Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ nêu trên để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?