Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ cho người lao động thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động.
Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Người sử dụng lao động có phải lập sổ theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân được ban hành tại Thông tư này và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định, hằng năm, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
2. Kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp, trong quá trình sử dụng. Trường hợp cấp phát cho người đại diện ở tổ đội, phân xưởng nơi người lao động làm việc thì phải tổ chức kiểm tra, giám sát việc giao nhận phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
3. Lập sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của người lao động hoặc người đại diện của tổ đội, phân xưởng nơi người lao động làm việc nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện số hóa việc theo dõi, cấp phát trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm việc xác nhận của người lao động phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động.
5. Bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.
6. Khi thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động phải đồng thời báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này để đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung vào danh mục.
Theo đó, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký xác nhận của người lao động hoặc người đại diện của tổ đội, phân xưởng nơi người lao động làm việc nhận phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người sử dụng lao động phải bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, cụ thể như sau:
Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân.
Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?