Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng phụ cấp thu hút không?

Cho hỏi ai được hưởng phụ cấp thu hút hiện nay? Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được hưởng thêm phụ cấp thu hút không? Câu hỏi của anh Hùng (Kiên Giang).

Phụ cấp thu hút được hiểu là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Theo đó, phụ cấp thu hút có thể hiểu là khoản tiền phụ cấp cho công nhân, cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,... làm việc ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp thu hút = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng phụ cấp thu hút không? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút hiện nay?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Như vậy, các đối tượng được quy định như trên thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng phụ cấp thu hút không?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, khi đó sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do đó sẽ không được tính hưởng phụ cấp thu hút.

Phụ cấp thu hút
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phụ cấp thu hút là gì? Mức phụ cấp thu hút là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức không được tính hưởng các chế độ phụ cấp thu hút trong thời gian nào?
Lao động tiền lương
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu có được hưởng phụ cấp thu hút khi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn không?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp thu hút đối với viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp thu hút đối với lao động hợp đồng trong Quân đội công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức có được hưởng phụ cấp thu hút khi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn không?
Lao động tiền lương
Thời gian nào không được tính hưởng chế độ phụ cấp thu hút cho cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp thu hút đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp thu hút khi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng phụ cấp thu hút của công chức làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp thu hút
1,964 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào