Khi nào người lao động giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp?
Khi nào người lao động giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi đã được điều trị ổn định mà còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Nếu như bệnh tật tái phát lại và đã được điều trị ổn định, người lao động sẽ được giám định lại.
Khi nào người lao động giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Bỏ quy định về thời hạn giám định lại bệnh nghề nghiệp?
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định:
Thời hạn giám định lại
1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
...
Đối chiếu với quy định cũ trước đó tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 14/2016/TT-BYT quy định về thời hạn giám định lại như sau:
Thời hạn giám định
1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
...
Theo đó, kể từ ngày 15/02/2023, người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động chủ động khi có nhu cầu mà không cần phải chờ 02 năm như trước đây.
Người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp có được hưởng trợ cấp?
Tại Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.
...
b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:
2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:
Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó
= {5 x Lmin+ (m1 - 5)x 0,5 x Lmin} - {5x Lmin +(m - 5) x 0,5x Lmin}
Trong đó:
- Lmin : mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 30).
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
...
b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:
Mức trợ cấp hằng tháng
=Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L+ (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m1 ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.
...
3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.
Mức trợ cấp hằng tháng
= Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.
5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.
Như vậy, thì tùy thuộc vào thời điểm người lao bị bệnh nghề nghiệp và hưởng trợ cấp lần đầu là khi nào so với thời điểm 01/01/2007 và được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng thì khi bị tái phát sẽ được hưởng các trợ cấp khác nhau tùy theo từng trường hợp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?