Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...
6. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên; quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, giáo dục thể chất, y tế học đường, hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo vệ môi trường và công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy định về lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ban hành quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về chính sách học bổng, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
7. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đình chỉ hoạt động kiểm định; trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; đánh giá cấp thẻ, quản lý và cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thiết lập cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xây dựng, vận hành khung bảo đảm chất lượng nghề nghiệp quốc gia. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trực tuyến và đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
8. Phối hợp với bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
9. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
10. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn việc tổ chức hội giảng, hội thi các cấp; tổ chức hội giảng, hội thi cấp quốc gia và tham gia hội thi tay nghề khu vực và thế giới.
13. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là:
- Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch;
- Bình đẳng, định kỳ;
- Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?