Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do giám đốc thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện các tổ chức trong và ngoài trung tâm nhằm tư vấn cho giám đốc về một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc và không hưởng lương.
Hội đồng tư vấn có thể bao gồm các thành viên trong trung tâm, thành viên ngoài trung tâm đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động của trung tâm.
Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do giám đốc quy định và phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
Theo đó, Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp có thể bao gồm các thành viên trong trung tâm, thành viên ngoài trung tâm đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động của trung tâm.
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn trước khi quyết định điều gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người điều hành tổ chức, bộ máy của trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Xây dựng, phê duyệt chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo của trung tâm;
b) Xây dựng quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động khác theo quy định của pháp luật;
d) Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động khác;
đ) Xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn trước khi quyết định các vấn đề đã giao cho hội đồng tư vấn tư vấn;
e) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức, người lao động và người học;
g) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm;
h) Thực hiện quy chế dân chủ trong trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức và người học trong trung tâm theo quy định của pháp luật;
i) Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 của Điều lệ này;
k) Giao kết hợp đồng đào tạo với người học theo quy định của pháp luật;
l) Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;
m) Cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho người học đạt yêu cầu theo quy định;
n) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức, người lao động và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.
Theo đó, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn trước khi quyết định các vấn đề đã giao cho hội đồng tư vấn tư vấn.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?