Hội đồng thương lượng tập thể được thành lập như thế nào?
Hội đồng thương lượng tập thể được hiểu như thế nào?
Hiện nay không có văn bản nào giải thích về Hội đồng thương lượng tập thể. Tuy nhiên theo Điều 7 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì có thể hiểu Hội đồng thương lượng tập thể là tổ chức gồm những thành viên đại diện cho các bên tiến hành thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật về lao động
Theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể
...
4. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.
Như vậy, Hội đồng thương lượng tập thể là một tổ chức do UBND cấp tỉnh lập ra dựa trên đề nghị của các bên trong thương lượng tập thể.
Hội đồng thương lượng tập thể được thành lập như thế nào?
(Hình từ Internet)
Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về thành lập Hội đồng thương lượng tập thể như sau:
Bước 1: Gửi Văn bản đề nghị
- Các bên tham gia thương lượng tập thể cử một người đại diện gửi văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể đến Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp hoặc nơi được các bên lựa chọn.
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể phải có các thông tin chủ yếu sau:
+ Danh sách dự kiến các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên doanh nghiệp; trụ sở chính; họ tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; họ tên người đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
+ Họ tên, chức vụ hoặc chức danh của người được các bên đồng thuận cử làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể, kèm theo văn bản đồng ý của người được đề nghị làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp trong văn bản không đề nghị người làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Danh sách các thành viên đại diện của mỗi bên tham gia thương lượng trong Hội đồng thương lượng tập thể;
+ Dự kiến nội dung đã được các bên thống nhất về nội dung thương lượng, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, kế hoạch thương lượng tập thể, hoạt động hỗ trợ của Hội đồng thương lượng tập thể (nếu có).
Bước 2: Ra quyết định thành lập
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
- Thời hạn: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
- Trường hợp không quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 3: Lập phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh, các doanh nghiệp đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
- Nội dung phương án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Cơ cấu thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể, gồm: Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể; Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Đại diện thương lượng tập thể của các bên; Các bộ phận khác (nếu có).
+ Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể, Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và các bộ phận khác (nếu có).
+ Thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
+ Kế hoạch hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
+ Dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị không thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì nêu rõ lý do.
Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Hội đồng thương lượng tập thể làm việc thông qua các phiên họp.
2. Đại diện thương lượng của bên người sử dụng lao động và bên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm tiến hành thương lượng theo khoản 1 và khoản 2 Điều 72 của Bộ luật Lao động và quyết định kết quả thương lượng thông qua phiên họp của Hội đồng.
3. Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều phối các phiên họp của Hội đồng để đại diện các bên thương lượng theo quy định;
b) Xem xét, quyết định bổ sung, thay thế người đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên; chấp nhận đề nghị tham gia Hội đồng thương lượng tập thể của các doanh nghiệp khác sau khi được sự đồng thuận của đại diện các bên trong Hội đồng thương lượng tập thể;
c) Quyết định thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng để hỗ trợ hoạt động thương lượng tập thể của các bên.
4. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết để các bên tiến hành thương lượng.
5. Hội đồng thương lượng tập thể tự giải thể khi hết thời gian hoạt động theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở các doanh nghiệp tham gia thương lượng thỏa thuận đóng góp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng thương lượng tập thể được các bên thương lượng tập thể chủ yếu tổ chức các phiên họp thương lượng và ra quyết định kết quả phiên họp.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?