Hồ sơ quản lý sử dụng cáp điện phòng nổ gồm những gì?
Hồ sơ quản lý sử dụng cáp điện phòng nổ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu về hồ sơ quản lý cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
12.1. Phải có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, gồm: Hướng dẫn vận chuyển, sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản. Trường hợp tài liệu kỹ thuật tiếng nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng.
12.2. Cáp điện phòng nổ nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
12.3. Tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện phòng nổ phải lập hồ sơ quản lý từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng bao gồm:
12.3.1. Tính toán, lựa chọn cáp điện phòng nổ được phê duyệt.
12.3.2. Biện pháp thi công, sơ đồ vị trí lắp của cáp điện phòng nổ.
12.3.3. Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt.
12.3.4. Hồ sơ kiểm định, thí nghiệm hiệu chỉnh.
12.3.5. Quy định vận hành và sử dụng cáp điện.
12.3.6. Nội quy an toàn, quy trình trong vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo quản cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện phòng nổ phải lập hồ sơ quản lý sử dụng cáp điện phòng nổ từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng bao gồm:
- Tính toán, lựa chọn cáp điện phòng nổ được phê duyệt.
- Biện pháp thi công, sơ đồ vị trí lắp của cáp điện phòng nổ.
- Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt.
- Hồ sơ kiểm định, thí nghiệm hiệu chỉnh.
- Quy định vận hành và sử dụng cáp điện.
- Nội quy an toàn, quy trình trong vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo quản cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò.
Hồ sơ quản lý sử dụng cáp điện phòng nổ gồm những gì?
Đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu và phương pháp kiểm tra thử nghiệm
...
9.2. Kiểm tra kích thước kết cấu cáp
9.2.1. Kiểm tra đường kính của sợi dây đơn, đường kính của sợi dây đơn tuân thủ theo Điều 7 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
9.2.2. Đo độ dày của cách điện: Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn khoản 6.6.3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
9.2.3. Đo độ dày của vỏ bọc của cáp, độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có vỏ bọc mỏng nhất, giá trị đo được phải thỏa mãn khoản tuân thủ theo Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
...
Theo đó, đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò được quy định như sau:
Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn tại điểm mỏng nhất không được nhỏ hơn 90% giá trị danh định trừ đi 0,1 mm.
Phương pháp kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 13 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu về kiểm tra trong quá trình vận hành
13.1. Kiểm tra, đánh giá các tính năng kỹ thuật được thực hiện theo QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN 01:2011/BCT, loạt tiêu chuẩn TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009), TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004), TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009), TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), loạt tiêu chuẩn TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), loạt tiêu chuẩn MT 818 -1~13, TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011), TCVN 7079-17:2003, IEC 60079-17:2013.
13.2. Các phương pháp kiểm tra:
Các phương pháp kiểm tra thực hiện theo yêu cầu khoản 3 của IEC 60079-17:2013 gồm:
13.2.1. Kiểm tra bằng trực quan: Kiểm tra xác định, mà không cần sử dụng tiếp cận bằng thiết bị hoặc các dụng cụ.
13.2.2. Kiểm tra trực tiếp: Kiểm tra những bộ phận ở bên ngoài bằng trực quan và xác định các khuyết tật bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra trực tiếp không được mở vỏ hoặc cắt điện thiết bị.
13.2.3. Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra trong đó bao gồm những nội dung của kiểm tra trực tiếp và xác định các khuyết tật bằng sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra chi tiết phải cắt điện và mở vỏ thiết bị.
Theo đó, phương pháp kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bao gồm:
- Kiểm tra bằng trực quan: Kiểm tra xác định, mà không cần sử dụng tiếp cận bằng thiết bị hoặc các dụng cụ.
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm tra những bộ phận ở bên ngoài bằng trực quan và xác định các khuyết tật bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra trực tiếp không được mở vỏ hoặc cắt điện thiết bị.
- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra trong đó bao gồm những nội dung của kiểm tra trực tiếp và xác định các khuyết tật bằng sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra chi tiết phải cắt điện và mở vỏ thiết bị.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?