Đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như thế nào?
Đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu và phương pháp kiểm tra thử nghiệm
9.1. Yêu cầu chung
Các phép kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện theo Điều 14 của TCVN 5935-1:2013 và các yêu cầu trong điều này:
9.1.1. Nhiệt độ môi trường quanh bằng (20±15) °C;
9.1.2. Giá trị độ ẩm tương đối đến 95 % ở nhiệt độ 25 °C;
9.1.3. Hàm lượng ôxy là 21 % về thể tích;
9.1.4. Không có khí cháy, khí độc hại và hơi ăn mòn;
9.1.5. Phương tiện dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm phải đảm bảo hoạt động chính xác, tin cậy và được hiệu chuẩn theo quy định.
9.2. Kiểm tra kích thước kết cấu cáp
9.2.1. Kiểm tra đường kính của sợi dây đơn, đường kính của sợi dây đơn tuân thủ theo Điều 7 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
9.2.2. Đo độ dày của cách điện: Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn khoản 6.6.3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
9.2.3. Đo độ dày của vỏ bọc của cáp, độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có vỏ bọc mỏng nhất, giá trị đo được phải thỏa mãn khoản tuân thủ theo Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
...
Theo đó, đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò được quy định như sau:
Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn tại điểm mỏng nhất không được nhỏ hơn 90% giá trị danh định trừ đi 0,1 mm.
Đo độ dày của cách điện của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như thế nào?
Thời hạn và nội dung kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT quy định về thời hạn và nội dung kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như sau:
- Trách nhiệm và tần suất kiểm tra:
+ Người vận hành hoặc thợ điện thường trực kiểm tra hàng ca.
+ Phó Quản đốc cơ điện phân xưởng hoặc người được ủy quyền kiểm tra hàng tuần.
+ Trưởng phòng cơ điện hoặc người được ủy quyền kiểm tra hàng quý.
+ Phó Giám đốc cơ điện hoặc những người được chỉ định kiểm tra hàng năm.
- Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Phụ lục B QCVN 21:2023/BCT
- Kết luận về tình trạng kỹ thuật an toàn cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò và chỉ cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiếp tục vận hành khi đảm bảo kỹ thuật an toàn.
- Khi phát hiện thiết bị không đảm bảo an toàn, người theo dõi, vận hành phải dừng sử dụng và báo cáo người có trách nhiệm để xử lý.
Vỏ bọc kim bảo vệ cáp của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu chung của cáp điện phòng nổ
...
6.11. Vỏ bọc kim bảo vệ cáp
Vỏ bọc kim để bảo vệ cơ học cho cáp cứng lắp cố định, được làm từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bằng thép mạ kẽm, các thông số cho trong tài liệu kỹ thuật của cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
6.12. Vỏ bọc
6.12.1. Vỏ bọc của cáp tuân thủ theo quy định tại Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009).
6.12.2. Vỏ bọc của cáp phòng nổ sử dụng cho mỏ hầm lò phải có tính chống cháy và được thử nghiệm thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004) và TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009).
6.12.3. Đối với cáp được gia cường để tăng độ bền cơ học của cáp vỏ bọc bảo vệ phải có hai lớp gồm vỏ bên trong và vỏ bên ngoài, giữa hai lớp vỏ bọc là lớp gia cố có thể được làm từ các sợi bện hoặc lớp dây thép bện.
6.13. Cáp điện phòng nổ hoàn thiện
6.13.1. Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp.
6.13.2. Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau:
6.13.2.1. Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần.
6.13.2.2. Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần.
6.13.2.3. Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động.
6.13.3. Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch.
6.13.4. Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với:
6.13.4.1. Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài.
6.13.4.2. Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài.
6.13.5. Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
6.13.5.1. Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
6.13.5.2. Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
6.13.6. Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
Theo đó, vỏ bọc kim để bảo vệ cơ học cho cáp cứng lắp cố định, được làm từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bằng thép mạ kẽm, các thông số cho trong tài liệu kỹ thuật của cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?