Hiệp định RCEP là gì? RCEP có ảnh hưởng tới mức lương lao động Việt Nam hay không?
Hiệp định RCEP là gì?
Theo Tổng cục Thống kê có đề cập về Hiệp định RCEP như sau:
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.
Với Việt Nam, Hiệp định chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, hiệp định RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và được kỳ vọng xóa bỏ tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên.
Xem chi tiết tại: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2022/11/rcep-hiep-dinh-mo-ra-loi-the-ve-quy-tac-xuat-xu-cho-hang-hoa-cua-viet-nam/
Hiệp định RCEP là gì? RCEP có ảnh hưởng tới mức lương lao động Việt Nam hay không?
Tác động của Hiệp định RCEP đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?
RCEP sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế thương mại và thúc đẩy quá trình phục hồi hậu đại dịch. Các mặt hàng xuất khẩu chính hưởng lợi từ RCEP bao gồm công nghệ thông tin, dệt may, da giày, nông nghiệp, ô tô và viễn thông. Trong dài hạn, hiệp định này sẽ tạo ra nền tảng để tạo dựng một chuỗi cung ứng mới trong khu vực, trong đó vai trò của Việt Nam là hết sức quan trọng.
Việt Nam đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm ở mức 6 – 7% trong thời gian từ 2021-2030.
“RECP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Hiệp định này sẽ giúp các nhà sản xuất tại Việt Nam giảm thiểu chi phí và tiếp cận chuỗi cung ứng khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phần lớn nguyên liệu thô phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam được nhập từ các nước tham gia RCEP” - Chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam tại Ngân hàng Standard Chartered, nhận định.
Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp 40% vào GDP, sẽ hưởng lợi khi RCEP mang đến các cơ hội giúp các doanh nghiệp phát triển lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, là thành viên của RCEP, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn, ở cả trong nước lẫn tại các thị trường xuất khẩu. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, RCEP sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh từ các nước Đông Nam Á, trong đó, một số nước có thể mạnh về các sản phẩm tương tự như Việt Nam, nhất là trong các ngành thâm dụng lao động. Sức ép cạnh tranh sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
Mặt khác, Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên vật liệu chất lượng cao từ các nước thành viên một cách dễ dàng hơn và tiếp cận tốt hơn với các thị trường để cung cấp các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi với vai trò là địa bàn sản xuất thay thế khi các doanh nghiệp áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1.
Tuy nhiên, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc cũng sẽ có thể tiếp cận dễ dàng đổ bộ thị trường Việt Nam hơn và điều này vô hình trung lại trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, các báo cáo đánh giá về tác động của RCEP đều cho rằng Hiệp định sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế khu vực.
Theo đó, tới năm 2030, sẽ làm tăng thu nhập của toàn khu vực khoảng 0,6%, tương đương với tăng thêm mỗi năm 245 tỷ USD và tạo thêm 2,8 triệu việc làm. Đối với Việt Nam, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ RCEP. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022 dự báo rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030.
Xem chi tiết: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2022/11/rcep-hiep-dinh-mo-ra-loi-the-ve-quy-tac-xuat-xu-cho-hang-hoa-cua-viet-nam/
Hiệp định RCEP có ảnh hưởng tới mức lương lao động Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam sẽ được điều chỉnh dựa trên các tiêu chí nêu trên.
Như phân tích về ảnh hưởng tích cực Hiệp định RCEP đến nền kinh tế Việt Nam cũng như theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022 dự báo rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030.
Do đó, nếu ảnh hưởng của Hiệp Định dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, cung cầu lao động tăng thì đây cũng là một trong những yếu tố để xem xét việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động để phù hợp với tình hình kinh tế thực tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?