Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2024 là bao nhiêu?
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích cụ thể hệ số trượt giá là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hệ số trượt giá là mức chênh lệch phản ánh sự biến động của giá cả trên thị trường so với giá trị của hàng hóa.
Hệ số do nhà nước quy định theo từng thời kỳ nhất định, là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội, giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm đóng bảo hiểm trước đó.
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2024 là bao nhiêu?
Làm thế nào để xác định hệ số trượt giá BHXH?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng tương ứng như sau:
(1) Hệ số điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH)
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%)
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
(2) Hệ số điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH)
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%)
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2024 là bao nhiêu?
Thông thường, cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều sẽ công bố một hệ số trượt giá BHXH hay chính là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH cho năm sau.
Căn cứ theo Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024 có quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH hay còn gọi là hệ số trượt giá như sau:
Bảng 1:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 |
Mức điều chỉnh | 5,43 | 4,61 | 4,36 | 4,22 | 3,92 | 3,75 | 3,82 | 3,83 | 3,68 | 3,57 | 3,31 |
Năm | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Mức điều chỉnh | 3,06 | 2,85 | 2,63 | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 |
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | ||
Mức điều chỉnh | 1,23 | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong năm 2024 thì áp dụng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng như sau:
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Mức điều chỉnh | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 | 1,23 |
Năm | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Mức điều chỉnh | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?