Hành vi bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?
Như thế nào là bóc lột sức lao động?
Bóc lột sức lao động là hành vi sử dụng quyền lực hoặc dựa trên quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, địa vị,… của người sử dụng lao động để chiếm đoạt một cách có hệ thống sức lao động hoặc thành quả lao động người lao động.
Bóc lột sức lao động là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự không cân bằng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động thường ở thế yếu hơn khi cần có công việc để duy trì cuộc sống. Đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Điều này sẽ coi việc khai thác là lợi dụng không công bằng của người khác vì vị trí thấp kém của họ, mang lại cho người khai thác sức mạnh. Từ đó mà các giá trị vẫn được tạo ra đều đặn, nhưng người lao động thì không. Khi nói về khai thác, có một mối liên hệ trực tiếp với tiêu dùng trong lý thuyết xã hội và theo truyền thống. Qua đó so sánh để xác định lợi ích chính đáng người lao động đáng ra được nhận.
Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Như vậy bóc lột sức lao động là hành vi bị nghiêm cấm với các doanh nghiệp.
Hành vi bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ- CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
...
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định người sử dụng lao động mà có hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động có thể bị phạt tiền từ 50.000.00 đồng tới 75.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ- CP, mức phạt tiền trên quy định đối với các hành vi vi phạm của cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần.
Đồng thời người sử dụng lao động còn phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt tổ chức lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của người lao động không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, tổ chức lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của người lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa là 150.000.000 đồng nên Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt tổ chức này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?