Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?

Có được xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ không? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 hiện nay được áp dụng mức hệ số lương bao nhiêu?

Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không?

Theo Điều 16 Luật Đường bộ 2024 quy định:

Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
1. Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;
b) Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai và đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề;
b) Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ;
c) Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ.
...

Theo đó đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024 và đáp ứng các quy định như:

- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;

- Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện chiếm dụng đất của đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở. Ngoài ra phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.

Như vậy nếu đã xây nhà trên đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì tiếp tục được sử dụng đất theo mục đích đã xác định theo quy định Luật Đất đai 2024 và phải đáp ứng các điều kiện an toàn theo Luật Đường bộ 2024. Nếu cố tình chiếm dụng đất của đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở sẽ bị xử phạt và tháo dỡ theo quy định.

Xem thêm: Hướng xây nhà nào tốt để khởi công xây dựng nhà cửa năm 2025?

Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?

Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không? (Hình từ Internet)

Hệ số lương của Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...

Theo đó hệ số lương của Quản lý dự án đường bộ hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Quản lý dự án đường bộ hạng 1 có nhiệm vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định:

Quản lý dự án đường bộ hạng I - Mã số: V.12.23.01
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự án đường bộ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý dự án đường bộ;
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
d) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý dự án đường bộ;
đ) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
...

Theo đó Quản lý dự án đường bộ hạng 1 có các nhiệm vụ như sau:

- Quản lý dự án đường bộ hạng 1 có nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự án đường bộ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì hoạt động nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì quá trình nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì trong công cuộc nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì trong việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;

- Ngoài ra Quản lý dự án đường bộ hạng 1 còn thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Hành lang an toàn đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì?
Lao động tiền lương
Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành lang an toàn đường bộ
66 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào