Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như thế nào? Nội dung của Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những gì? Câu hỏi của anh N.D.P (Cà Mau).

Không gian hạn chế là không gian như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:

1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;
1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;
1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;
1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:
- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;
- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;
- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);
1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:
- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);
- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);
- Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;
- Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;
- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;
- Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;
- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;
- Bức xạ tử ngoại;
- Bức xạ tia X;
- Bức xạ ion hóa;
- Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;
- Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;
- Biến dạng không gian gây mất an toàn;
- Vi sinh vật có hại.
...

Như vậy, không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:

- Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;

- Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;

- Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;

- Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:

+ Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

+ Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

+ Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).

Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì?

Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:

2. Quy định chung
2.1. Trách nhiệm
2.1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.
- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.
- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.
- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
...

Như vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế được quy định cụ thể như trên.

Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì?

Căn cứ Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:

3. Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế
3.1. Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung sau:
- Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế;
- Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế;
- Họ tên của người giám sát, chỉ huy;
- Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác;
- Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép;
- Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc;
- Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế;
- Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế.
3.2. Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế đã được đóng hoặc đã bị thu hồi cần được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất 01 (một) năm.

Như vậy, nội dung của Giấy phép vào không gian hạn chế gồm:

- Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế;

- Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế;

- Họ tên của người giám sát, chỉ huy;

- Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác;

- Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép;

- Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc;

- Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế;

- Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế;

- Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế.

Không gian hạn chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Lao động tiền lương
Khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế thì phải đảm bảo tuân thủ những gì?
Lao động tiền lương
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Lối vào không gian hạn chế phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Lao động tiền lương
Công việc trong không gian hạn chế phải dừng lại trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Người được giao nhiệm vụ canh gác không gian hạn chế có những trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Người kiểm tra khí trong không gian hạn chế có những trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Làm việc trong không gian hạn chế thì người vào trong không gian hạn chế có trách nhiệm như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Không gian hạn chế
2,405 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không gian hạn chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không gian hạn chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào