Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 38/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 8 Nghị định 22/2023/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:

Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong các trường hợp bị mất; bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được, tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép
a) Đối với giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu;
b) Đối với giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mãu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu.
3. Trình tự, thời gian cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thẩm định, thẩm tra, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc; trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do;
b) Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại điểm a khoản 3 Điều này;
...

Theo đó, giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong các trường hợp sau:

- Bị mất;

- Bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được;

- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.

Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?

Cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cần có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân như sau:

Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân
1. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
2. Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Theo đó, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải có có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định về việc đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:

Đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm nội dung quy định của giấy phép.
2. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thường xuyên không đủ độ tin cậy.
3. Không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật khí tượng thủy văn.

Theo đó, giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Vi phạm nội dung quy định của giấy phép.

- Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thường xuyên không đủ độ tin cậy.

- Không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Khí tượng thủy văn 2015.

Cảnh báo khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có thời hạn tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cảnh báo khí tượng thủy văn
64 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh báo khí tượng thủy văn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào