Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm?

Cho tôi hỏi giáo viên được hưởng biên chế suốt đời trong trường hợp nào? Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm? Câu hỏi của anh Trọng (Đồng Nai).

Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm?

Tại Điều 14 Luật Viên chức 2010 có quy định:

Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Do đó, giáo viên vào biên chế được dạy thêm đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó hoặc giảng dạy học sinh không dạy chính khóa. Giáo viên vào biên chế còn được tham gia dạy thêm nhưng không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm?

Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm? (Hình từ Internet)

Biên chế giáo viên là gì?

Tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định:

Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng biên chế.

Giáo viên được hưởng biên chế suốt đời trong trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:

Các loại hợp đồng làm việc
...
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, có 3 trường hợp giáo viên được ký hợp đồng không xác định thời hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách “viên chức suốt đời":

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, giáo viên đã được tuyển dụng trước 1.7.2020 vẫn sẽ được hưởng biên chế. Ngoài ra, những giáo viên tuyển dụng sau 1.7.2020 nhưng công tác ở các vùng khó khăn cũng vẫn được hưởng chính sách này.

Còn giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này.

Giáo viên dạy thêm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè được không?
Lao động - Tiền lương
Việc dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè bị cấm trên toàn quốc?
Lao động tiền lương
Nghiêm cấm dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khoá có đúng không?
Lao động tiền lương
Tổ chức dạy thêm trong nhà trường cho học sinh có cần phải xếp lớp theo học lực?
Lao động tiền lương
Mức thu tiền đối với giáo viên dạy thêm trong nhà trường được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm?
Lao động tiền lương
Tại TPHCM, có được dạy thêm tại các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ không?
Lao động tiền lương
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá không?
Lao động tiền lương
Khoản thu từ việc dạy thêm trong nhà trường dùng để chi trả cho những khoản nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên dạy thêm
2,436 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên dạy thêm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào