Giáo viên có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ hè?

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ hè? Giáo viên phổ thông có bắt buộc phải đi trực hè trong thời gian nghỉ hè không? Câu hỏi của anh Hiển (Đồng Nai).

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ hè?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGĐT có quy định:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương.

Theo quy định tại căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...

Như vậy, khi nghỉ hè, giáo viên vẫn hưởng nguyên lương nên giáo viên vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian này vẫn được tính là tham gia bảo hiểm.

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ hè?

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ hè? (Hình từ Internet)

Giáo viên phổ thông có bắt buộc phải đi trực hè trong thời gian nghỉ hè không?

Căn cứ Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, giáo viên trương có quyền nghỉ ngơi vào kỳ nghỉ hè và nhà trường không được bắt buộc giáo viên đi trực hè.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp đặc biệt, nhà trường có thể bắt buộc giáo viên tham gia trực hè khi thực hiện công việc nhằm bảo vệ tài sản cho nhà trường trong phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian giáo viên phổ thông trực hè được hưởng lương như thế nào?

Trực hè được xem là làm thêm giờ bởi đây là khoảng thời gian nghỉ ấn định được pháp luật ghi nhận, trong thời gian nghỉ hè giáo viên vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT.

Như vậy, nếu đồng ý trực hè thì thời gian giáo viên đến trực sẽ được tính vào thời gian làm thêm giờ.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì giáo viên trực hè sẽ được nhận tiền lương trực hè ít nhất bằng 300% tiền lương đang nhận cho những ngày trực.

Đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ tháng 7/2025, đóng BHXH có tháng lẻ tính hưởng bảo hiểm xã hội thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Tổng hợp chi tiết các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương mới của CBCCVC và LLVT từ 1/7/2024 có thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với NLĐ hưởng lương bằng ngoại tệ cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
02 giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 để được hưởng lương hưu ra sao?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH 25 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Công ty đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội là chậm đóng hay trốn đóng?
Lao động tiền lương
Sẽ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương đối với khu vực nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 đóng BHXH 15 năm NLĐ không được hưởng lương hưu trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động phải không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội
1,763 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề “Hòa giải”
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào