Giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo điều kiện gì?
Giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ tại Mục 2 Thông tư 23/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định:
NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc
a/ Doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ trong 6 ngày xuống 40 giờ trong 5 ngày hoặc 44 giờ trong 5,5 ngày; bố trí ca, kíp hợp lý để nghỉ 2 ngày hoặc 1,5 ngày trong tuần và chịu trách nhiệm về quyết định của doanh nghiệp;
b/ Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp quyết định việc giảm giờ làm việc trong tuần hoặc giữ nguyên chế độ tuần làm việc 48 giờ trong 6 ngày.
2. Các điều kiện thực hiện
Khi thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần, doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a/ Hoạt động sản xuất - kinh doanh phải bảo đảm hiệu quả, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b/ Bảo đảm tiền lương và thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
c/ Không tăng đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;
d/ Tiền lương ngày để trả lương làm thêm giờ, làm đêm, phụ cấp lương, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương v.v.., vẫn thực hiện theo quy định hiện hành;
đ/ Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ theo quy định hiện hành;
e/ Nơi làm việc theo ca thì phải bảo đảm thực hiện thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động theo qui định hiện hành; bảo đảm người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các chế độ nghỉ khác theo qui định hiện hành;
f/ Chế độ rút ngắn thời giờ làm việc trong ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, khi giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động doanh nghiệp Nhà nước phải đảm bảo điều kiện sau:
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh phải bảo đảm hiệu quả, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước;
- Bảo đảm tiền lương và thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
- Không tăng đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;
- Tiền lương ngày để trả lương làm thêm giờ, làm đêm, phụ cấp lương, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương v.v.., vẫn thực hiện theo quy định hiện hành;
- Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ theo quy định hiện hành;
- Nơi làm việc theo ca thì phải bảo đảm thực hiện thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động theo qui định hiện hành; bảo đảm người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các chế độ nghỉ khác theo qui định hiện hành;
- Chế độ rút ngắn thời giờ làm việc trong ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn thực hiện theo quy định.
Giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo điều kiện gì?
Có quan nào chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động doanh nghiệp Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 188/1999/QĐ-TTg quy định:
Điều 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp kinh tế, dịch vụ áp dụng theo các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với cán bộ viên chức và người lao động doanh nghiệp Nhà nước.
Quyền về nghỉ ngơi của cán bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó, cán bộ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
- Thống nhất lương mới trong chính sách cải cách tiền lương của CBCCVC không thấp hơn mức lương nào?
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của cán bộ công chức viên chức và người lao động có giống nhau không?
- Lương giáo viên 2025 tăng trong hệ thống bảng lương hành chính đơn vị sự nghiệp nếu đề xuất của ai được chấp nhận?
- Chỉ đạo điều chỉnh chính sách lương hưu 2025 của Quốc hội ra sao?