|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 23/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần doanh nghiệp Nhà nước
Số hiệu:
|
23/1999/TT-BLĐTBXH
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Ngày ban hành:
|
04/10/1999
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
23/1999/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1999
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ GIẢM GIỜ LÀM VIỆC TRONG TUẦN ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Căn cứ Bộ luật
Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày17/9/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các
doanh nghiệp Nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
- Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động
làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước;
- Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch
vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội áp dụng các quy định theo Luật Doanh
nghiệp Nhà nước.
Các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp,
các cơ sở sản xuất-kinh doanh, dịch vụ nói trên, sau đây gọi chung là doanh
nghiệp.
II. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN
THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc
a/ Doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện giảm
giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ trong 6 ngày xuống 40 giờ trong 5 ngày hoặc
44 giờ trong 5,5 ngày; bố trí ca, kíp hợp lý để nghỉ 2 ngày hoặc 1,5 ngày trong
tuần và chịu trách nhiệm về quyết định của doanh nghiệp;
b/ Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất- kinh
doanh, doanh nghiệp quyết định việc giảm giờ làm việc trong tuần hoặc giữ
nguyên chế độ tuần làm việc 48 giờ trong 6 ngày.
2. Các điều kiện thực hiện
Khi thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần,
doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a/ Hoạt động sản xuất - kinh doanh phải bảo đảm hiệu
quả, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b/ Bảo đảm tiền lương và thực hiện đầy đủ chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
c/ Không tăng đơn giá tiền lương, giá thành sản
phẩm hoặc phí lưu thông;
d/ Tiền lương ngày để trả lương làm thêm giờ,
làm đêm, phụ cấp lương, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương v.v.., vẫn thực
hiện theo quy định hiện hành;
đ/ Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200
giờ theo quy định hiện hành;
e/ Nơi làm việc theo ca thì phải bảo đảm thực hiện
thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động
theo qui định hiện hành; bảo đảm người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày
lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc
riêng và các chế độ nghỉ khác theo qui định hiện hành;
f/ Chế độ rút ngắn thời giờ làm việc trong ngày
đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23/4/1997 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN.
1. Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc
doanh nghiệp có trách nhiệm:
a/ Cùng tổ chức công đoàn bàn bạc, xây dựng kế
hoạch và biện pháp để thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần, như cải tiến tổ
chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lí để giảm chi phí sản xuất; các biện pháp
đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động;
b/ Khi đã quyết định thực hiện giảm giờ làm việc
trong tuần thì các quy định này phải ghi trong thoả ước lao động tập thể và
trong nội quy lao động;
c/ Phối hợp với công đoàn tổ chức học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và các hoạt động văn hoá, xã hội bổ ích trong
các ngày nghỉ được đông đảo mọi người tham gia, tạo khí thế mới trong lao động
sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình người lao động;
d/ Báo cáo với Bộ, ngành, địa phương quản lý trực
tiếp về kế hoạch và các biện pháp để thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần đã
được lãnh đạo doanh nghiệp và ban chấp hành công đoàn cam kết;
Riêng các Tổng công ty 91 ngoài việc báo cáo với
cơ quan chủ quản, phải báo cáo kế hoạch và các biện pháp để thực hiện giảm giờ
làm việc trong tuần về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện chế độ
báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm 3.b trong mục III này;
đ/ Doanh nghiệp chưa thực hiện được các điều kiện
tại điểm 2, mục II nói trên thì vẫn thực hiện chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo qui định hiện hành. Doanh nghiệp cùng tổ chức
công đoàn xây dựng phương án để sớm thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần.
2. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
- kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác và các cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn lao động Việt Nam thực hiện giảm
giờ làm việc trong tuần và báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại
biết để theo dõi.
3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a/ Chỉ đạo các cơ quan, các sở, ban, ngành hướng
dẫn và theo dõi tình hình tổ chức thực hiện việc giảm giờ làm việc trong tuần của
các doanh nghiệp, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện của
các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý;
b/ Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm và báo cáo
năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình tổ chức thực hiện giảm giờ
làm việc trong tuần của các doanh nghiệp; những khó khăn vướng mắc của doanh
nghiệp cần phải tháo gỡ, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thực hiện chế độ
giảm giờ làm việc trong tuần theo mẫu báo cáo kèm
theo Thông tư này;
Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng
6 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm;
Riêng năm 1999, báo cáo kết quả thực hiện từ
tháng 10 đến tháng 12 năm 1999, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 15 tháng 12 năm 1999.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
với Liên đoàn lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố theo
dõi, hướng dẫn, kiểm tra và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà
nước thuộc địa bàn thực hiện tốt chế độ giảm giờ làm việc trong tuần; đồng thời
có kế hoạch tuyên truyền, động viên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần theo quy định của Chính phủ và Thông
tư này.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
02 tháng 10 năm 1999.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện kiểm nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Hội đồng liên minh các Hợp tác xã;
- Các Sở LĐTB&XH;
- Các Tổng công ty 91;
- Công báo;
- Bộ LĐTB&XH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VP, Vụ BHLĐ.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thị Hằng
|
MẪU KÈM THEO
THÔNG TƯ SỐ : 23/1999/TT- BLĐTBXH, NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 1999 CỦA BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
- BỘ, NGÀNH
....................................................
- TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG........
- TỔNG CÔNG TY 91............................................
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ GIẢM GIỜ LÀM VIỆC CỦA
KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH
6 THÁNG ĐẦU NĂM (HOẶC NĂM)...............
1. Tình hình thực hiện chế độ giảm giờ làm việc
trong tuần
Số
|
Chỉ tiêu
|
Đơn
|
Tổng số
|
Trong đó
|
thứ tự
|
|
vị tính
|
|
DNNN
|
DNTN
|
ĐTNN
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
Doanh nghiệp thuộc quyến quản
lý
|
doanh nghiệp
|
|
|
|
|
1.1
|
Trong đó:
Doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ
|
doanh nghiệp
|
|
|
|
|
1.2
|
Doanh nghiệp thực hiện tuần
làm việc 44 giờ
|
doanh nghiệp
|
|
|
|
|
1.3
|
Doanh nghiệp chưa thực hiện giảm
giờ làm việc trong tuần
|
doanh nghiệp
|
|
|
|
|
2
|
Lao động trong các doanh
nghiệp thuộc quyền quản lý
|
người
|
|
|
|
|
2.1
|
Trong đó:
Lao động trong các doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần
|
người
|
|
|
|
|
2.2
|
Lao động trong các doanh nghiệp
chưa thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần
|
người
|
|
|
|
|
3
|
Số lao động tăng so với kỳ
báo cáo trước do giảm giờ làm việc
|
người
|
|
|
|
|
3.1
|
Trong đó :
Tuyển thêm lao động mới
|
người
|
|
|
|
|
3.2
|
Sử dụng lao động dôi dư, đang
chờ việc của doanh nghiệp
|
người
|
|
|
|
|
* Ghi chú
- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại mục I của Thông tư này .
- DNTN: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân, hợp
tác xã.
- ĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đánh giá tình hình thực hiện chế độ giảm giờ
làm việc trong tuần
a. Mặt được :
......
b. Khó khăn vướng mắc:
......
3. Kiến nghị: (nói rõ về việc bổ sung, sửa đổi
các chính sách, chế độ và các giải pháp)
.....
4. Kế hoạch 6 tháng tiếp theo:
|
|
Ngày tháng
năm 199
Thủ trưởng cơ quan báo cáo
( Ký tên - Đóng dấu)
|
Thông tư 23/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND
SOCIAL AFFAIRS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
23/1999/TT-BLDTBXH
|
Hanoi, October 4, 1999
|
CIRCULAR GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGIME OF
REDUCING THE WEEKLY WORKING HOURS APPLICABLE TO STATE ENTERPRISES Pursuant
to the Labor Code of June 23, 1994 and the Prime Minister’s Decision No. 188/1999/QD-TTg
of September 17, 1999 on the implementation of the regime of 40 hour-working
week, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the
implementation of the regime of reducing the weekly working hours applicable to
State enterprises as follows: I.
SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION - Officials, workers, employees and laborers
working in State enterprises; - Officials, workers, employees and laborers
working in economic non-business units; production-business and service
establishments under the administrative and non-business agencies, political
organizations and socio-political organizations that apply the regulations
prescribed by the Law on State Enterprises; The above-said State enterprises, non-business
units and production-business and service establishments, hereafter referred
collectively to as the enterprises. II.
PRINCIPLES AND CONDITIONS FOR IMPLEMENTATION ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ The enterprises shall decide by themselves
the reduction of the weekly working hours from 48 hours within 6 days to 40
hours within 5 days or 44 hours within 5.5 days; rationally arrange working
shifts so as to have 2 or 1.5 days off a week and be answerable for such
decisions; b/ Annually, the enterprises shall base
themselves on production-business plans to decide either to reduce the weekly
working hours or retain the working regime of 48 hours within 6 days a week. 2. Conditions for implementation When applying the regime of reducing the weekly
working hours, the enterprises shall have to satisfy the following conditions: a/ Their production-business activities must be
efficient and profitable, and all their obligations to the State must be
fulfilled; b/ To ensure wages and fully implement the
social insurance and health insurance regimes according to current regulations; c/ Not to increase the wage unit price,
production costs of products or circulation fees; d/ The daily wage to be used as basis for
payment of overtime and/or night- time work, remunerations, wage allowances,
wage-substituted social insurance,... shall continue to comply with the current
regulations; e/ The total extra-time working hours must not
exceed 200 hours a year as prescribed by current regulations; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. g/ The regime of the shortened working day
applicable to the persons engaged in exceptionally heavy, hazardous and/or
dangerous work still complies with Circular No. 16/LDTBXH-TT of April 23, 1997
of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. III.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION 1. The managing boards, the general directors
and the directors of the enterprises have the responsibilities: a/ Together with the Trade Unions to discuss and
draw up plans and measures for effecting the regime of reducing the weekly
working hours such as the rationalization of labor and production in order to
cut the production costs; the improvement of ways of investment, renewal of
technologies, technical innovation in order to raise labor productivity; b/ When deciding to apply the regime of reducing
the weekly working hours, to inscribe the provisions thereon in the collective
labor agreements and labor rules; c/ To coordinate with the Trade Unions in
organizing training courses to raise laborers’
professional and technical skills, as well as cultural and social activities on
rest days involving large number of people so as to create a stirring mood in
productive labor and raise the quality of the laborers’ life; d/ To report their respective managing
ministries, branches or localities on the plans and measures for the reduction
of the weekly working hours already committed by the enterprises’
leadership and Trade Unions Executive Committees; Particularly for Corporations 91, apart from
reporting to the managing agencies, they shall also have to report on the plans
and measures for reduction of weekly working hours to the Ministry of Labor,
War Invalids and Social Affairs and make periodical reports as stipulated at
Point 3.b of this Section III; e/ For the enterprises which have not yet
satisfied the conditions mentioned at Point 2, Section II above, the working
time and rest time regime still complies with the current regulations. The
enterprises shall, together with the Trade Unions, draw up plans for the
implementation of the regime of reducing the weekly working hours as soon as
possible. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The ministries, the branches, the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities have the responsibilities: a/ To direct their respective agencies,
services, sections and branches in guiding and monitoring the implementation of
reduction of weekly working hours by the enterprises; promptly settle problems
arising in the course of implementation thereof by the enterprises under their
respective management; b/ To send periodical first biannual and annual
reports made according to set form to the Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs on the implementation of the reduction of weekly working hours
by the enterprises; on the difficulties and problems to be solved to create
conditions for many enterprises to apply the regime of reducing the weekly
working hours; The deadlines for sending reports shall be the
15th day of June for the first biannual reports and the 15th day of December
for annual reports; Particularly for 1999, the report on
implementation results from October to the end of December shall be sent to the
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs before December 15, 1999. 4. The provincial/municipal Labor, War Invalids
and Social Affairs Services shall coordinate with local Labor Federation
organizations in assisting the provincial/municipal People’s
Committees to monitor, guide, inspect and create a favorable environment for
State enterprises in their respective localities to well implement the regime
of reducing the weekly working hours; at the same time elaborate plans for
mobilizing and encouraging non-State enterprises in the localities to implement
the reduction of weekly working hours according to the Government’s
regulations and this Circular. 5. This Circular takes effect as from October 2,
1999. Any problems arising in the course of
implementation shall be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs for settlement. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Nguyen Thi Hang
Thông tư 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/1999 hướng dẫn chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
7.963
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|