Flex là gì? Flex mức lương có vi phạm pháp luật không?
Flex là gì?
Trong ngữ cảnh khác nhau, "Flex" có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số ý nghĩa phổ biến của từ "Flex":
Flex (từ viết tắt của Flexible): Nghĩa đen là "linh hoạt" hoặc "mềm dẻo". Trong ngữ cảnh này, "flex" thường được sử dụng để chỉ một sự thích ứng hoặc sự linh hoạt trong một tình huống nào đó.
Flex (từ lóng): Trong một số tình huống, "flex" được sử dụng như một động từ lóng để chỉ việc thể hiện sự tự tin, tự hào hoặc khoe khoang về bản thân, thành tích hoặc tài sản cá nhân trước người khác.
Ví dụ: "Anh ấy đang flex chiếc xe mới của mình.
Flex (từ viết tắt của Flexibility Exercise): Trong ngữ cảnh thể dục, "flex" có thể là viết tắt của "flexibility exercise," hay tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của cơ thể.
Flex (từ viết tắt của Adobe Flex): Trước đây, "Flex" là một nền tảng phát triển ứng dụng web của Adobe cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web chạy trên Flash Player. Tuy nhiên, vào năm 2011, Adobe đã công bố ngừng phát triển Flex và chuyển nó sang mô hình mã nguồn mở.
Hiện nay Flex xuất hiện như một trào lưu, được dùng nhiều trong tình huống thể hiện sự tự tin, tự hào hoặc khoe khoang về bản thân, thành tích, tài sản cá nhân trước người khác.
"Flex mức lương" có thể hiểu là tự hào, khoe khoang số tiền lương của mình với người khác.
Flex là gì? Flex mức lương có vi phạm pháp luật không?
Người lao động Flex mức lương của mình có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan cũng chưa có quy định về việc hạn chế hay cấm người lao động công khai mức lương của mình cho người khác biết. Mà chỉ quy định khi tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động có quyền và nghĩa vụ như trên.
Do đó, người lao động vẫn có quyền Flex mức lương của mình cho người khác.
Tuy nhiên nếu trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác giữa người lao động và người sử dụng lao động có quy định người lao động không được phép công khai thông tin về lương thì lúc này người lao động có hành vi flex mức lương là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt theo quy định.
Công ty có quyền công khai tiền lương của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc trả lương như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan cũng chưa có quy định về việc hạn chế hay cấm công ty công khai thông tin tiền lương của người lao động trong công ty.
Mỗi lần trả lương, công ty phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động. Do đó công ty sẽ thường gửi thông tin bản kê lương cho người lao động kiểm tra. Đồng thời, pháp luật cũng không có quy định liên quan đến cách thức công ty kiểm tra thông tin trước khi trả lương cho người lao động, nên công ty có thể áp dụng cách làm nào thuận tiện và phù hợp nhất với thực tế tại công ty.
Như vậy, việc công ty gửi danh sách thông tin tiền lương (từ đó dẫn đến việc công khai tiền lương của nhân viên) là không trái quy định pháp luật.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?