Mới nhất: Đường đi Bão số 4 năm 2024? Phải nghỉ làm do Bão số 4, NLĐ có được hưởng lương không?
Đường đi Bão số 4 như thế nào?
Đường đi Bão số 4 năm 2024 dự kiến sẽ rất phức tạp. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sáng sớm ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn Bão số 4 năm 2024.
Lúc 14 giờ ngày 19/9, vị trí tâm Bão số 4 năm 2024 (tên quốc tế là Soulik) ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.
Do ảnh hưởng của bão, tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh cấp 9; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 6, giật cấp 10.
Dự báo đường đi Bão số 4 năm 2024 (trong 24 giờ tới)
Xem chi tiết Thông tin khẩn cấp Bão số 4 năm 2024: Tại đây
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia lưu ý, Bão số 4 năm rất ít khả năng trở thành cơn bão mạnh nhưng lại rất phức tạp và khó lường về đường đi, vì vậy cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.
Lưu ý: Diễn biến của áp thấp nhiệt đới này còn rất phức tạp (dự báo có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển).
Thông tin thêm: Chiều ngày 19/9, sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8 (62-74km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.
Xem tin mới nhất:
Bão số 4 di chuyển đến đâu rồi?
Bão số 4 tác động trực tiếp đến tỉnh thành nào?
Bão số 4 vào miền nào? Chỉ đạo ứng phó?
Áp thấp nhiệt đới là gì? Thời điểm áp thấp nhiệt đới vào biển Đông?
Thông tin Bão số 4 năm 2024: Khi nào Bão số 4 vào miền Trung?
Để chủ động ứng phó Bão số 4, đặc biệt là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 97/CĐ-TTg năm 2024 chỉ đạo ứng phó Bão số 4 năm 2024.
Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an.
Đường đi Bão số 4 năm 2024? Phải nghỉ làm do Bão số 4, NLĐ có được hưởng lương không?
Phải nghỉ làm do Bão số 4, người lao động có được hưởng lương không?
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động phải nghỉ làm Bão số 4 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:
- Trường hợp ngừng việc ≤14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp ngừng việc >14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do 02 bên thỏa thuận, tuy nhiên cần bảo đảm lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Hết bão, công ty có được yêu cầu người lao động làm bù hay không?
Bộ luật Lao động 2019 hiện hành không có quy định nào về việc người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động đi làm bù sau khi hết thời gian ngừng việc.
Do đó, người sử dụng lao động không có quyền yêu cầu người lao động đi làm bù cho những ngày đã ngừng việc.
Tuy nhiên, để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhưng cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019:
- Được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc trong 01 ngày. Nếu áp dụng quy định về thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc thông thường và thời gian làm thêm không được quá 12 giờ 01 ngày và không quá 40 giờ 01 tháng.
- Bảo đảm để số giờ làm thêm của người lao động không được quá 200 giờ 01 năm.
- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, phải bố trí để người lao động nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Do đó, nếu người lao động chấp nhận làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì sẽ được hưởng theo lương làm thêm giờ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân.
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Các trường hợp làm thêm giờ đặc biệt này đều là các trường hợp mà người sử dụng lao động hoặc xã hội cần sự góp sức rất lớn của người lao động và đây cũng có thể là nghĩa vụ mà người lao động, người sử dụng lao động phải làm với xã hội và Nhà nước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?