Được sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ đối với những công việc nặng nhọc không?
- Được sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ đối với những công việc nặng nhọc không?
- Mức lương người lao động khuyết tật nhận được khi làm thêm giờ là bao nhiêu?
- Người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến người lao động khuyết tật những vấn đề gì?
- Chính sách của Nhà nước đối với người lao động khuyết tật là gì?
Được sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ đối với những công việc nặng nhọc không?
Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt làm thêm giờ đối với những công việc nặng nhọc khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã cung cấp đầy đủ thông tin về công việc nặng nhọc với người lao động khuyết tật;
- Được người lao động khuyết tật lao động đồng ý.
Được sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ đối với những công việc nặng nhọc không? (Hình từ Internet)
Mức lương người lao động khuyết tật nhận được khi làm thêm giờ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức lương người lao động khuyết tật nhận được khi làm thêm giờ là:
- Làm thêm giờ vào ngày thường:
+ Vào ban ngày: ít nhất bằng 150% lương.
+ Vào ban đêm: ít nhất bằng 210% lương.
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần:
+ Vào ban ngày: ít nhất bằng 200% lương.
+ Vào ban đêm: ít nhất bằng 270% lương.
- Làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
+ Vào ban ngày: ít nhất bằng 400% lương.
+ Vào ban đêm: ít nhất bằng 490% lương.
Người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến người lao động khuyết tật những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 159 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng người lao động là người khuyết tật như sau:
Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Theo đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Chính sách của Nhà nước đối với người lao động khuyết tật là gì?
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật
Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Theo đó, đối với người lao động khuyết tật, Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?