Được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nào?

Được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nào? Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay là mẫu nào? Câu hỏi của chị H.L (Bình Thuận)

Được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nào?

Người sử dụng lao động được phép sử dụng người lao động chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm mọi công việc nhưng cần loại trừ những công việc nặng nhọc không phù hợp với độ tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 và không cho người lao động này làm việc ở những nơi được quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019.

Người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm những công việc phù hợp với độ tuổi được Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH;

Xem danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm tại đây.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi làm những công việc như biểu diễn nghệ thuật, tham gia biểu diễn thể dục, thể thao nhưng những hoạt động đó không được làm ảnh hưởng, làm tổn hại đến sự phát triển về mọi mặt của người lao động ở độ tuổi này.

Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động trong trường hợp này cần phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi diễn ra hoạt động của doanh nghiệp và nơi cư trú của người lao động chưa đủ 13 tuổi).

Được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nào?

Được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng lao động chưa thành niên cần phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019, khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau đây:

- Lao động chưa thành niên chỉ được làm những làm công việc phù hợp với sức khỏe của bản thân, đúng số tuổi để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

- Khi sử dụng lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về nhiều mặt lao động, bên cạnh đó cũng cần để ý đến sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Ngoài ra, còn phải tạo cơ hội, điều kiện để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay là mẫu nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, việc lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên là trách nhiệm của người sử dụng lao động do đó đây là hoạt động bắt buộc khi sử dụng người lao động chưa thành niên.

Khi sử dụng người lao động chưa thành niên mà người sử dụng lao động không lập sổ theo dõi riêng thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (mức phạt cá nhân) và từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (mức phạt tổ chức) theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Hiện nay, người sử dụng lao động lậ Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi như sau:

Mẫu 06

Tải Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên mới nhất 2023: Tại đây

Lưu ý:

- Ở mục 1: Nếu đang đi học: ghi là học lớp mấy; nếu không còn đi học ghi: Thôi học (trình độ văn hóa cao nhất), ví dụ: Thôi học (Lớp 3).

- Ở mục 2: Ghi theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.

- Ở mục 3: Về kết quả khám sức khỏe định kỳ: Ghi kết quả phân loại sức khỏe; tóm tắt tình trạng bệnh tật (nếu có).

Sử dụng lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sử dụng người lao động 16 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm không?
Lao động tiền lương
Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha mẹ của người chưa thành niên đó, công ty bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào sẽ không cần Phiếu đồng ý của người đại diện trong hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc?
Lao động tiền lương
02 công việc được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc vào ban đêm là gì?
Lao động tiền lương
Có đương nhiên được sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi vào làm các công việc nghệ thuật không?
Lao động tiền lương
Chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc được cho phép đúng không?
Lao động tiền lương
Sở Lao động sẽ trả lời về việc đồng ý cho sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi trong vòng bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động đồng ý?
Lao động tiền lương
Tình trạng đi học trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên cần ghi những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sử dụng lao động chưa thành niên
2,871 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng lao động chưa thành niên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào