Được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động từ 1/1/2025?
Được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động từ 1/1/2025?
Chính thức các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được đề cập tại Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
c) Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điểm b khoản này là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
d) Trợ cấp tai nạn lao động một lần quy định tại khoản này được tính theo công thức sau:
...
Và căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.
- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.
- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ.
- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.
Theo quy định mới, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025 đủ điều kiện hưởng thì được nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động như sau:
Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
+ Bị suy giảm khả năng lao động 5%
Tiền trợ cấp tai nạn lao động = 3 x 3.450.000 = 10.350.000 đồng
+ Sau đó cứ bị suy giảm khả năng lao động thêm 1% thì tiền trợ cấp được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng 4, tức là 1.035.000 đồng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
+ Từ một năm trở xuống:
Tiền trợ cấp = 0,5 x tháng lương tối thiểu vùng 4 = 1.725.000 đồng
+ Cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng 4, tức là 1.035.000 đồng.
* Trường hợp thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động:
Tiền trợ cấp tai nạn lao động = 31,5 x tháng lương tối thiểu vùng 4 = 31,5 x 3.450.000 = 108.675.000 đồng
Tuy nhiên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đau do tai nạn lao động;
- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
* Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm.
Mức trợ cấp một lần bổ sung = (Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động sau khi giám định lại - mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) x 0,3 x Lương tháng tối thiểu vùng 4
Được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động từ 1/1/2025? (Hình từ Internet)
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo một trong hai phương thức sau:
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần.
Khi nào được xem là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 của Nghị định này mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
2. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, người lao động bị xem là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi người lao động không đóng bảo hiểm quá thời hạn quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?