Doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN cho tháng 6/2024 chậm nhất vào ngày nào?
Doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN cho tháng 6/2024 chậm nhất vào ngày nào?
Đối với BHXH:
Tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:
Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
...
Theo đó, hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền nộp tiền BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, doanh nghiệp có thể trích nộp tiền BHXH vào bất kì ngày nào của tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.
Đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng BHXH linh hoạt:
- Đóng 03 tháng/lần.
- Đóng 06 tháng/lần.
Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, người sử dụng lao động phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Đối với BHYT:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thời hạn trích nộp tiền BHYT thực hiện tương tự như trích nộp BHXH.
Đối với BHTN:
Theo quy định tại Điều 16 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.
Như vậy, doanh nghiệp (trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đăng ký đóng BHXH không rơi vào tháng 6) trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm nhất là ngày 30/6/2024.
Doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN cho tháng 6/2024 chậm nhất vào ngày nào?
Doanh nghiệp có cung cấp thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động khi giao kết hợp đồng hay không?
Tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động thì doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp thông tin về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động biết.
Người lao động có được kiểm tra việc trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp hay không?
Tại điểm d khoản 1 Điều 46 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:
a) Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
b) Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được phép kiểm tra việc trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?