Doanh nghiệp nước ngoài chỉ định lao động kỹ thuật làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam có được xem là di chuyển nội bộ không?
- Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc những trường hợp nào?
- Doanh nghiệp nước ngoài khi chỉ định lao động kỹ thuật đã làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam thì có được xem là di chuyển nội bộ không?
- Doanh nghiệp được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí lao động kỹ thuật khi nào?
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP thì lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài chỉ định lao động kỹ thuật làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam có được xem là di chuyển nội bộ không?
Doanh nghiệp nước ngoài khi chỉ định lao động kỹ thuật đã làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam thì có được xem là di chuyển nội bộ không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
Đồng thời, người lao động di chuyển nội bộ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật, cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì:
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
Thêm vào đó, hiện diện thương mại theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc doanh nghiệp nước ngoài chỉ định lao động kỹ thuật đã làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam không được xem là di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và không thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động.
Bởi, chi nhánh công ty con của doanh nghiệp không thuộc các trường hợp hiện diện thương mại như đã liệt kê ở trên.
Doanh nghiệp được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí lao động kỹ thuật khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, Doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc là lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?