Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ gì đối với các bên tham gia hoạt động cho thuê lại lao động?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, để có thể cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ gì đối với các bên tham gia hoạt động cho thuê lại lao động? (Hình từ Internet)
Những công việc nào được cho thuê lại lao động?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động như sau:
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, có 20 công việc được cho thuê lại lao động, bao gồm:
1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
2. Thư ký/Trợ lý hành chính.
3. Lễ tân.
4. Hướng dẫn du lịch.
5. Hỗ trợ bán hàng.
6. Hỗ trợ dự án.
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất.
8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
11. Biên tập tài liệu.
12. Vệ sĩ/Bảo vệ.
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
17. Lái xe.
18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ gì đối với các bên tham gia hoạt động cho thuê lại lao động?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động có thể hiểu là bên cho thuê lao động thực hiện việc quản lý lao động sau khi tuyển dụng và thực hiện việc cho thuê đối với bên thuê lao động.
Chính vì có sự quy định tương quan giữ ba các bên của quan hệ này nên tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
Đối với bên thuê lại lao động
Bên thuê lại lao động sử dụng dịch vụ cho thuê lao động với mong muốn thuê được những người lao động phù hợp với yêu cầu công việc và thực hiện tốt công việc mà mình đang cần giải quyết mà không cần qua giai đoạn đào tạo hay thử việc.
Chính vì thế, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động, đồng thời thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
Đối với người lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay còn được xác định trong hoạt động thuê lại lao động là bên cho thuê lao động phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đồng thời phải bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
Ngoài ra, bên cho thuê lại lao động có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Đối với Nhà nước
Bên cho thuê lao động hay là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?