Đình công bất hợp pháp trong quy định xưa và nay khác nhau như thế nào?
Theo pháp luật hiện hành, đình công được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 giải thích Đình công như sau:
Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Đây được xem là một điều luật tiến bộ trong Bộ luật Lao động 2019 khi đã đưa ra được khái niệm rõ ràng về đình công trong khi hai bộ luật đã hết hiệu lực trước đó là Bộ luật Lao động 1994 và Bộ luật Lao động 2012 chưa thể quy định cụ thể.
Quy định đình công bất hợp pháp qua các thời kỳ (Hình từ Internet)
Đình công bất hợp pháp trong giai đoạn Bộ luật Lao động 1994 và giai đoạn Bộ luật Lao động 2012 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Lao động 1994 quy định liên quan đến đình công bất hợp pháp như sau:
1- Những cuộc đình công sau đây là bất hợp pháp:
a) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động;
b) Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;
c) Vi phạm các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.
Đồng thời, Điều 215 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định đình công bất hợp pháp như sau:
Những trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
2- Việc kết luận cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân.
Có thể thấy, quy định đình công bất hợp pháp trong giai đoạn của hai bộ Luật này cũng đã thấy nhiều sự thay đổi lớn như Bộ luật Lao động 2012 bãi bỏ quy định cũ là:
- Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;
- Vi phạm các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.
Đồng thời, tích hợp từ các quy định liên quan đến đình công bất hợp pháp từ Bộ luật Lao động 1994, Bộ luật Lao động 2012 đã quy định thêm các trường hợp như sau:
- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Đình công bất hợp pháp trong giai đoạn Bộ luật Lao động 2012 và giai đoạn Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đình công bất hợp pháp như sau:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về đình công hợp pháp như sau:
Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy đình công bất hợp pháp trong giai đoạn Bộ luật Lao động 2012 và giai đoạn Bộ luật Lao động 2019 không có nhiều sự thay đổi lớn. Bộ luật Lao động vẫn giữ nguyên các trường hợp cũng như thừa hưởng các giá trị từ Bộ luật Lao động 2012.
Đồng thời, theo tình hình thực tế và sự thay đổi của xã hội, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định thêm trường hợp thuộc đình công bất hợp pháp, cụ thể:
- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật Lao động 2019
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?