Điều kiện để nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được quay trở lại làm việc là gì?
- Điều kiện để nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được quay trở lại làm việc là gì?
- Ai phải báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam về tình hình thực hiện kỷ luật lao động đặc thù của nhân viên hàng không?
- Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì trong vấn đề kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không?
Điều kiện để nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được quay trở lại làm việc là gì?
Tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không được áp dụng chế độ lao động đặc thù theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ các thời điểm sau đây:
a) Kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Kể từ khi được xóa án tích trong vụ án hình sự.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tạm đình chỉ công việc
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Như vậy, nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được quay trở lại làm việc nếu đáp ứng được điều kiện sau:
(1) Trường hợp nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật với các lỗi sau:
- Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
- Bị kết án trong các vụ án hình sự.
- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.
- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác trong quy định.
Theo đó, sau thời hạn 05 năm kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm nêu trên, nhân viên hàng không sẽ được bố trí quay trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không.
(2) Trường hợp nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật với các lỗi khác:
Sau thời gian tạm đình chỉ, cụ thể là không quá 15 ngày trong trường hợp bình thường và không quá 90 ngày trong trường hợp đặc biệt,nhân viên hàng không sẽ được bố trí quay trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không.
Điều kiện để nhân viên hàng không bị xử lý kỷ luật lao động được quay trở lại làm việc? (Hình từ Internet)
Ai phải báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam về tình hình thực hiện kỷ luật lao động đặc thù của nhân viên hàng không?
Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
3. Tổng hợp, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
...
Như vậy, trách nhiệm báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam về tình hình thực hiện kỷ luật lao động đặc thù của nhân viên hàng không thuộc về người sử dụng lao động.
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì trong vấn đề kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không?
Tại Điều 8 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm quản lý, theo dõi, tổng hợp, thông báo các trường hợp nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không để thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Thông tư này.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm quản lý, theo dõi, tổng hợp, thông báo các trường hợp nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không để thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BGTVT.
Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2023
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?