Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thành lập chi nhánh là gì?
- Các hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện là gì?
- Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được lập chi nhánh là gì?
- Và theo Điều 29 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh thì có phải thông báo không?
Các hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện là gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Theo đó thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện 07 các hoạt động sau:
(1) Hoạt động tư vấn.
(2) Giới thiệu việc làm cho người lao động.
(3) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
(4) Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
(5) Phân tích và dự báo thị trường lao động.
(6) Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thành lập chi nhánh là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được lập chi nhánh là gì?
Theo Điều 29 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Doanh nghiệp có quyền được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh (đối với trường hợp địa điểm chi nhánh khác tỉnh so với nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép) kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được phép thành lập chi nhánh trong nước heo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và đáp ứng điều kiện sau:
Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Và theo Điều 29 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
(1) Niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp tại trụ sở chi nhánh;
(2) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về kết quả hoạt động dịch vụ việc làm của chi nhánh theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP. Tải về
Lưu ý: Thời hạn hoạt động dịch vụ việc làm của chi nhánh không vượt quá thời hạn giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh thì có phải thông báo không?
Tại Điều 30 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có nêu như sau:
Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, số điện thoại, e-mail, website.
2. Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
3. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh về địa điểm mới kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày thực hiện chuyển địa điểm.
Như quy định trên có nêu thì trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh về địa điểm mới.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?