Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?

Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?

Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?

Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.

Căn cứ theo Điều 20 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển nhà giáo:
a) Có đơn đăng ký dự tuyển;
b) Có lý lịch rõ ràng;
c) Đáp ứng yêu cầu của chuẩn nhà giáo;
d) Đáp ứng các điều kiện đặc thù theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái các nguyên tắc quy định tại Điều 19 Luật này.
2. Những người không được đăng ký dự tuyển:
a) Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Người đã có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng được quy định bổ sung những trường hợp không được đăng ký dự tuyển (nếu có) nhưng không trái với các quy định của Luật này.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định cụ thể Điều này.

Theo đó, người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển nhà giáo:

- Có đơn đăng ký dự tuyển;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Đáp ứng yêu cầu của chuẩn nhà giáo;

- Đáp ứng các điều kiện đặc thù theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái các nguyên tắc quy định tại Điều 19 Dự thảo Luật Nhà giáo.

Đồng thời, người đăng ký dự tuyển nhà giáo không thuộc các trường hợp:

- Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Người đã có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ

Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?

Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?

Nguyên tắc tuyển dụng nhà giáo được quy định ra sao theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Căn cứ theo Điều 19 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nghĩa vụ của nhà giáo như sau:

Nguyên tắc tuyển dụng
1. Bảo đảm công khai, công bằng, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chuẩn nhà giáo, chức danh nhà giáo.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tình nguyện làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ và các đối tượng chính sách khác.

Theo đó, việc tuyển dụng nhà giáo được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm công khai, công bằng, khách quan và đúng quy định của pháp luật.

- Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

- Bảo đảm tính cạnh tranh.

- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chuẩn nhà giáo, chức danh nhà giáo.

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tình nguyện làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ và các đối tượng chính sách khác.

Nhà giáo phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo Luật Giáo dục hiện hành?

Căn cứ theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Theo đó, nhà giáo cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Dự tuyển nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Điều kiện đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?
Lao động tiền lương
Những ai không được đăng ký dự tuyển nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Đi đến trang Tìm kiếm - Dự tuyển nhà giáo
317 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự tuyển nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự tuyển nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào