Điểm phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên sẽ có sau bao lâu?
Điểm phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên sẽ có sau bao lâu?
Căn cứ theo Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Thông báo kết quả và phúc khảo bài thi
1. Sau khi tổng hợp điểm bài thi, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Hội đồng thi có trách nhiệm thông báo cho các Tòa án nhân dân về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi.
3. Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Hội đồng thi phải báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả kỳ thi, kết quả phúc khảo và danh sách công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.
Theo đó, điểm phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên sẽ có sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
Điểm phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên sẽ có sau bao lâu? (Hình từ Internet)
Thành viên Ban phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Ban phúc khảo
1. Ban phúc khảo do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban phúc khảo:
a) Trưởng ban phúc khảo:
- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi phúc khảo theo đúng quy định;
- Phân công các ủy viên chấm thi phúc khảo bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi viết, thi trắc nghiệm phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi phúc khảo;
- Tổng hợp kết quả chấm thi phúc Khảo, bàn giao cho Trưởng ban thư ký Hội đồng thi. Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi phúc khảo;
- Quyết định chấm lại bài thi trong trường hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi.
b) Ủy viên Ban phúc khảo:
- Chấm điểm các bài thi phúc khảo theo đúng đáp án và thang điểm;
- Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi phúc khảo với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban phúc khảo:
a) Người được cử làm thành viên Ban phúc khảo phải là: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp; công chức lãnh đạo, quản lý; chuyên gia nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;
b) Không cử làm thành viên Ban phúc khảo đối với những người: là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban phúc khảo không được tham gia vào Ban chấm thi và Ban đề thi.
Theo đó, thành viên Ban phúc khảo kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp; công chức lãnh đạo, quản lý; chuyên gia nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi.
- Không được tham gia vào Ban chấm thi và Ban đề thi.
- Không cử làm thành viên Ban phúc khảo đối với:
+ Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi;
+ Những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
+ Những người đang thi hành quyết định kỷ luật.
Cần có số điểm bao nhiêu để trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên?
Căn cứ theo Điều 22 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 5 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 10;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì Hội đồng thi lập riêng danh sách số người này, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng.
2. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại Khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
Theo đó, để trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên thì cần đạt từ 5/10 điểm trở lên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?