Ai có thẩm quyền tổ chức ôn tập cho Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch?
Ai có thẩm quyền tổ chức ôn tập cho Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch?
Căn cứ theo Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về việc triệu tập người dự thi nâng ngạch như sau:
Triệu tập người dự thi nâng ngạch
Căn cứ danh sách người dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Giám đốc Học viện Tòa án thực hiện các công việc sau:
1. Triệu tập người dự thi nâng ngạch;
2. Tổ chức ôn tập cho người dự thi nâng ngạch;
3. Chuẩn bị các điều kiện về chỗ ăn, nghỉ và các điều kiện khác cho người dự thi nâng ngạch;
4. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ tổ chức thi nâng ngạch theo quy định.
Theo đó, Giám đốc Học viện Tòa án là người chịu trách nhiệm tổ chức ôn tập cho Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch.
Ai có thẩm quyền tổ chức ôn tập cho Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch?(Hình từ Internet)
Nội dung kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về các môn thi, hình thức và thời gian thi như sau:
Các môn thi, hình thức và thời gian thi
1. Các môn thi và hình thức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án gồm:
a) Môn thi viết (kiến thức chung), gồm một số nội dung cơ bản:
- Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;
- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;
- Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
b) Môn thi trắc nghiệm, gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
2. Các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
3. Thời gian làm bài thi:
a) Thi viết: có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
b) Thi trắc nghiệm: có thời gian làm bài không quá 60 phút.
Theo đó, nội dung các môn thi trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên gồm:
- Đối với môn thi viết: một số nội dung cơ bản gồm:
+ Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;
+ Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;
+ Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
- Đối với môn thi trắc nghiệm: một số nội dung cơ bản gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
* Lưu ý: Nội dung thi nâng ngạch Thẩm tra viên của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
Ai sẽ phê duyệt danh sách người dự thi kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên?
Căn cứ theo Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về việc thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch như sau:
Thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch
1. Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Vụ Tổ chức - Cán bộ có trách nhiệm hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
2. Tổng hợp danh sách người đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo danh sách người dự thi đến Học viện Tòa án.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ là người phê duyệt danh sách người dự thi kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên.
Người có thông báo về việc xem xét kỷ luật có được dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên không?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về điều kiện dự thi nâng ngạch như sau:
Điều kiện dự thi nâng ngạch
1. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.
...
Theo đó, thẩm tra viên đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền sẽ không được dự thi trong kỳ thi nâng ngạch.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?