Để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm thì giấy ra viện của con có phải ghi đầy đủ tên cha mẹ không?
Nghỉ việc chăm con ốm hưởng bảo hiểm xã hội thì được thanh toán bao nhiêu tiền?
Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp của chị, nghỉ việc chăm con 2 tuổi rưỡi bị bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
…
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau khi chị nghỉ việc chăm con ốm theo ngày sẽ bằng:
(75% x tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc) : 24
Ví dụ, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi chị nghỉ việc chăm con là 6.000.000 đồng, thì mức hưởng 01 ngày nghỉ việc sẽ là: 75% x 6.000.000 : 24 = 187.500 đồng/ngày
Thời gian nghỉ tối đa theo quy định tại Điều 27 nêu trên.
Để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm thì giấy ra viện của con có phải ghi đầy đủ tên cha mẹ không? (Hình từ Internet)
Nghỉ việc chăm con ốm được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Theo như quy định trên thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau sẽ không được hưởng nguyên lương. Trường hợp muốn được hưởng nguyên lương thì người lao động có thể lựa chọn xin nghỉ phép năm để được hưởng nguyên lương.
Cụ thể Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc nghỉ hằng năm (nghỉ phép năm) như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
…
Theo đó khi làm việc cho người sử dụng lao động thì người lao động được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Người lao động sẽ có số ngày nghỉ phép năm tương ứng với thời gian làm việc cho người sử dụng lao động theo như quy định trên.
Trường hợp chị muốn nghỉ việc chăm con ốm nhưng vẫn muốn hưởng nguyên lương thì có thể xem xét đến việc xin nghỉ phép năm. Việc xin nghỉ phép năm này cần tuân thủ theo quy định của công ty về việc nghỉ hằng năm.
Giấy ra viện của con có phải ghi đầy đủ tên cha mẹ để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT:
Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Theo Hướng dẫn ghi Giấy ra viện trong Phục lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định:
Phần ghi chú
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày, trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày: Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
Theo đó, đối với trường hợp con dưới 7 tuổi của người lao động bị bệnh mà phải điều trị nội trú thì trong Giấy ra viện (giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động) tại Phần ghi chú (4) phải được ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Tải mẫu Giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất tại đây.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?