Để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có phải thực hiện ký quỹ không?
- Để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có phải thực hiện ký quỹ không?
- Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào để đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
- Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn trong bao nhiêu năm?
- Doanh nghiệp không được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi nào?
Để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có phải thực hiện ký quỹ không?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Theo quy định nêu trên, để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Không có án tích;
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, doanh nghiệp đã thực thực hiện việc ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) và phải bảo đảm các điều kiện trên thì mới được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có phải thực hiện ký quỹ không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào để đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Theo đó, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì để đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(2) Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(3) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
(4) Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP là một trong các loại văn bản sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản trên là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn trong bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
Lưu ý: Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Doanh nghiệp không được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi nào?
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi:
- Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
- Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
- Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?