Để đảm bảo an toàn khi vận hành băng tải nhặt tay trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định gì?
Vận hành băng tải nhặt tay trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định gì để đảm bảo an toàn?
Căn cứ Điều 20 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Băng tải nhặt tay
1. Khu vực tính từ mép băng tải nhặt tay đến nền sàn phải được che chắn đảm bảo an toàn.
2. Vị trí người ngồi nhặt phải được bố trí hợp lý, cách điểm chất tải, dỡ tải của băng không nhỏ hơn 2 m.
3. Độ dốc băng tải không lớn hơn 50. Tốc độ băng nhỏ hơn 0,4m/s.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động thì cần tuân thủ những quy định sau khi vận hành băng tải nhặt tay trong tuyển khoáng:
- Khu vực tính từ mép băng tải nhặt tay đến nền sàn phải được che chắn đảm bảo an toàn.
- Vị trí người ngồi nhặt phải được bố trí hợp lý, cách điểm chất tải, dỡ tải của băng không nhỏ hơn 2 m.
- Độ dốc băng tải không lớn hơn 50. Tốc độ băng nhỏ hơn 0,4m/s.
Để đảm bảo an toàn khi vận hành băng tải nhặt tay trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định gì? (Hình từ Internet)
Cấp tải cho băng tải trong tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Căn cứ Điều 19 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Cấp và dỡ tải cho băng tải
1. Chỉ được cấp tải cho băng khi băng tải đảm bảo tình trạng kỹ thuật và an toàn. Không được cấp tải quá mức quy định hoặc để tràn ra ngoài mép băng.
2. Phải cấp tải vào giữa lòng băng, tránh gây lệch băng.
3. Trường hợp vật liệu còn nhiều trên mặt băng tải, trước khi khởi động phải xúc bớt ra, không để động cơ băng tải bị quá tải.
4. Tại nơi cấp, dỡ tải cố định của băng tải phải có sàn thao tác. Khi xử lý máng dẫn bị tắc, kẹt, người thao tác phải đứng trên sàn, không được đứng trên băng tải hoặc đứng phía dưới chọc lên.
5. Các tấm gạt tại vị trí dỡ tải của băng tải phải được bố trí thích hợp để không làm lệch băng hoặc rách băng.
6. Khi vận chuyển vật liệu khô dễ sinh ra bụi, tại vị trí cấp liệu và dỡ tải phải có chụp chắn hút bụi hoặc phun nước.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động thì cấp tải cho băng tải trong tuyển khoáng cần tuân theo những quy định sau:
- Chỉ được cấp tải cho băng khi băng tải đảm bảo tình trạng kỹ thuật và an toàn. Không được cấp tải quá mức quy định hoặc để tràn ra ngoài mép băng.
- Phải cấp tải vào giữa lòng băng, tránh gây lệch băng.
- Trường hợp vật liệu còn nhiều trên mặt băng tải, trước khi khởi động phải xúc bớt ra, không để động cơ băng tải bị quá tải.
- Tại nơi cấp tải cố định của băng tải phải có sàn thao tác. Khi xử lý máng dẫn bị tắc, kẹt, người thao tác phải đứng trên sàn, không được đứng trên băng tải hoặc đứng phía dưới chọc lên.
- Khi vận chuyển vật liệu khô dễ sinh ra bụi, tại vị trí cấp liệu phải có chụp chắn hút bụi hoặc phun nước.
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ Điều 18 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định đối với băng tải
1. Độ dốc của các băng tải vận chuyển vật liệu từ mức thấp lên mức cao phải đảm bảo để vật liệu được chuyên chở không trôi, trượt, lăn ra ngoài băng.
2. Hành lang dọc theo các băng tải có góc nghiêng 7° đến 16° phải có giải pháp an toàn chống trơn trượt, khi góc nghiêng lớn hơn 16° phải làm bậc thang. Phải bố trí cơ cấu dừng khẩn cấp để dừng băng khi cần thiết.
3. Băng tải vận chuyển vật liệu chạy ngang qua đuờng giao thông phải được che chắn để đảm bảo vật liệu không bị văng bắn ra ngoài và rơi xuống dưới.
4. Đầu và đuôi băng phải được che chắn đảm bảo an toàn cho người lao động làm vệ sinh công nghiệp. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng với mặt nền.
5. Phải bố trí cầu vượt qua băng tại các vị trí phù hợp khi băng tải dài hơn 20 m. Cầu vượt cố định phải có bậc thang và tay vịn đảm bảo an toàn. Các lối đi lại dưới băng phải được che chắn không để vật liệu và nước rơi xuống.
6. Đối với băng tải bằng thép tấm phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc cấp nguyên liệu, tình trạng các cóc hãm, chốt hãm.
7. Để an toàn lao động đối với băng tải nghiêm cấm:
a) Dùng băng tải không chuyên dụng làm phương tiện chuyên chở người, vật tư trái với quy định;
b) Để dầu mỡ, các phế liệu rơi trên mặt băng tải;
c) Đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay;
d) Loại bỏ che chắn bảo vệ băng tải.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động đối với băng tải trong nhà máy tuyển khoáng, nghiêm cấm:
- Dùng băng tải không chuyên dụng làm phương tiện chuyên chở người, vật tư trái với quy định;
- Để dầu mỡ, các phế liệu rơi trên mặt băng tải.
- Đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay.
- Loại bỏ che chắn bảo vệ băng tải.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?