Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em? Nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau ra sao?

Cách phòng ngừa cho trẻ em trước dịch bệnh Sởi như thế nào? Người lao động hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ chăm con ốm ra sao?

Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em?

Bệnh Sởi là một bệnh lý về đường hô hấp do virus gây ra, sẽ lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Thông thường vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ bệnh Sởi sẽ bùng phát.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh Sởi là sốt, viêm đường hô hấp và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm giác mạc, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên khi bị lây nhiễm virus Sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm nhanh chóng khiến bệnh diễn biến nhanh và ngày càng tồi tệ hơn.

Trẻ em bị lây nhiễm virus Sởi do:

- Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi hoặc họng của người mang bệnh.

- Bị lây nhiễm virus gây bệnh thông qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Dấu hiệu bệnh Sởi ở trẻ em:

- Sốt nhẹ và vừa, sau đó sốt cao trên 39-40 độ C, cơn sốt không thuyên giảm bằng các cách hạ sốt thông thường, chỉ giảm khi trẻ bắt đầu phát ban.

Phát ban ở trẻ em

- Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt;

- Trong miệng có đốm Koplik (nội ban), gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho.

Hình ảnh đốm Koplik

Lưu ý: Trẻ phát ban khắp cơ thể, theo thứ tự: Vùng đầu, mặt, cổ sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay và cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi…

Phát ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm dính liền với nhau thành vùng 3 – 6mm. Ban xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên. Khi ban bắt đầu mọc ở toàn thân, trẻ sẽ sốt cao hơn, mệt hơn.

Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em như sau:

- Khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên nên cho trẻ tiêm vaccine sởi. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, nên tiêm cho trẻ 2 mũi. Mũi 1 nên tiêm khi trẻ từ 9-12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18-24 tháng tuổi. Tiêm đủ vaccine phòng khởi sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ lên đến 99%, bảo vệ bé an toàn trước sự lây lan nguy hiểm của dịch bệnh.

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ em thường xuyên. Giữ vệ sinh cũng là cách hạn chế nguy cơ lấy nhiễm virus hiệu quả. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng. Đồng thời, có thể cho trẻ học cách vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Điều này có thể giúp làm sạch khoang mũi và khoang họng, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đặc biệt ở nơi trẻ thường xuyên vui chơi giúp hạn chế lây lan virus. Đặc biệt là nên tránh tiếp xúc với người có nguy cơ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh sởi.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Dấu hiệu bệnh Sởi ở trẻ em?

Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em? Nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau ra sao? (Hình từ Internet)

Cả cha và mẹ nghỉ chăm sóc con ốm đau được không?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Có thể thấy, chỉ cần người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì đều được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau mà không phân biệt là lao động nam hay nữ.

Do đó, cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 07 tuổi.

Nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau ra sao?

(1) Về thời gian nghỉ:

Căn cứ theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được nghỉ chăm con ốm đau tối đa là:

- 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;

- 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

(Số ngày nghỉ trên áp dụng cho mỗi con ốm đau và tính trong một năm)

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(2) Về mức hưởng chế độ ốm đau:

Mức hưởng chế độ khi chăm con ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

(Căn cứ theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Bệnh Sởi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi ở người lớn hiện nay? NLĐ bị bệnh Sởi nghỉ việc có được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em? Nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau ra sao?
Lao động tiền lương
Cách phòng ngừa bệnh Sởi? NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau khi bị bệnh Sởi không?
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi lây qua đường nào? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh Sởi cho người lao động?
Lao động tiền lương
Bị Sởi rồi có bị lại không? Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi cho NLĐ không?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu bị Sởi ở trẻ? NLĐ có con bị Sởi có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu của Sởi? NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi là gì? Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh Sởi
105 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Sởi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Sởi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào