Triệu chứng của bệnh Sởi là gì? Công ty có trả lương cho lao động đang hưởng chế độ ốm đau do bệnh Sởi không?
Triệu chứng của bệnh Sởi là gì?
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh với triệu chứng phổ biến là những vết phát ban trên da kèm theo sốt, đỏ mắt, chảy nước mũi,...
Các triệu chứng bệnh Sởi hay dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi, dấu hiệu của Sởi thường xuất hiện sau khoảng 10 đến 14 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm:
- Sốt
- Ho khan
- Sổ mũi
- Đau họng
- Viêm kết mạc
- Đốm Koplik (những đốm trắng nhỏ có tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ nằm bên trong miệng trên niêm mạc má)
- Phát ban trên da từng mảng lớn, phẳng
Virus sởi thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua các đường mũi, họng và cả đường mắt. Loại virus này sẽ được nhân lên ở hệ bạch huyết nơi xâm nhập và tại tế bào đường hô hấp trên, sau đó đi qua máu và phát bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày, trung bình 10 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Triệu chứng của bệnh Sởi? Công ty có trả lương cho lao động đang hưởng chế độ ốm đau do bệnh Sởi không? (Hình từ Internet)
Công ty có trả lương cho lao động đang hưởng chế độ ốm đau do bệnh Sởi không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do mắc bệnh Sởi thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp đang được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi thì người lao động không được công ty trả lương nữa, trừ trường hợp người lao động và công ty có thỏa thuận về việc công ty sẽ trả lương cho người lao động trong thời gian người lao động được hưởng chế độ ốm đau.
Thực hiện quản lý sức khỏe người lao động từ thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:
Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Theo đó, việc quản lý sức khỏe người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?